Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

thu gioi thieu cac bai dợt này

                                    Ngày 30 tháng 10 năm 2016
                     Các bạn Khu Học Xa,các cháu và độc giả thân mến !
      Lễ kỉ niệm 65 năm thành lâp Khu Hoc Xá ( 16/10/ 2016).đã thành công tốt đẹp.Chúng tôi đã thông tin với mọi người trước đây một tuần
        Để minh họa cho tình bạn truyền thống ấy, Hoa Đầu Mùa, xin mời mọi người đọc các bài về các chuyện, các tình cam anh em qua đợt họp măt 10 năm về trước ( kỉ niệm 50 năm thành lập KHX - 2006 ). Gồm có
1/Một tình bạn ( Khổng Thị Sơn Đoài )
2/ Xa .. gần ( Nguyễn Thị Tam Thanh )
3/ Từ cuộc hội thảo ấy ( Bùi Thành )
4/ 50 năm tình bạn ( Trần Công Thái )
5/ Tình bạn KHX mãi mãi ở trong tôi ( Lương Vĩnh Thủy )
6/ Mong ước của riêng tôi ( Tô Đằng )
7/ Trang thơ KHX số 6 về tình bạn. Gồm các bài của các ban Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Đình Xưởng, Lương Văn Úc, Nguyễn Hùng Sinh, Nguyễn Đằng Kiêu, Đặng Văn Thông, Vũ Nhậm
           Mời các bạn xem các bài trên trong các tệp dưới đây và tìm đọc thêm trên trang facebook 
www.facebook.com/groups/KHOASPDACBIETKHUHOCXA1952
                             Đợt tiếp sau sẽ giới thiệu tiếp chuyên đề này
Xin thông báo tin buồn : Giáo sư Đằng Nghiêm Vạn. Nguyên viện trưởng Viên dân tộc hoc - Viện hàn lâm KHVN. đã mất ngày 20/10/2016 tại thành phố Hồ Chí Minh tho 86 tuổi. Bạn Đinh Thị Nghĩã cũng mất ngày 30/9/2016 tại Đà Nằng thọ 82 tuổi. Ban liên lac đã diện chia buồn cùng gia quyến
                                                                                           Ban biên tập : Trần Ích



Găp lại ban xưa từ cuôc họi thảo



Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

TUONG THUẠT HỌP MĂT KỈ NIỆM 65 NĂM khc

  


MỜI CÁC BAN ĐÓN XEM THÔNG TIN, TƯỜNG THUẬT
HỌP MẶT KỈ NIỆM 65 KHU HOC XÁ 

                               
Khóa SPDB 1952       THÔNG BÁO VỀ KỈ NIỆM 65 NĂM  KHX

              Sáng ngày 16 tháng 10 năm 2016, KHX tô chức kỉ niệm 65 năm thành lập tai hội trường của Tập doàn bưu  Viễn thông. Sau buổi họp mặt chung, khóa SDB đã họp mặt, liên hoan riêng
               Dư họp mặt kỉ niệm có các bạn : Quang Hải ( Nam Định ),Hữu Điện ( Bắc Ninh ), Minh B, Dư Nghị, Bùi Phúc, Đoàn Tỉnh , Trung Chính ( Hải Phòng )- Trầ,n Quang Bật ( Hà Giang ), Trần Công Thái ( Phú Thọ) Mạnh Tiến, Trọng Yêm- Duy Đính, Hiếu , Hòa ( Đồng Nai ), Lựu, Quán, Tâm ( Vĩnh Phú ), Tam Thanh, Giang Tiến- Hoàng Cẩn, Trinh Chất ( Cao Bằng ), Tràn ích, Vũ Nhậm ( Tuyên Quang ) Đào Vĩnh ( Thái Bình ), Lợi Vũ, Nguyên  Đức Vượng. Vợ và con anh Trọng Tân. Tổng cộng 28 người.
          Báo cáo “ 5 năm tuổi vàng “ vè tình hình toàn khóa (2011-2016) được gửi trước buổi họp mặt. Cuộc họp riêng của lớp tại nhà hàng Đông Dương gàn đó diễn ra vui vẻ. Mọi người nâng cốc chúc nhau mạnh khỏe và nghe BLL b/c tóm tăt tình hình và phương hương hoạt động thời gian tới là
        1/Sau đợt dưa lên mang tuyển tập HOA ĐÀU MÙA (gồm các bài viêt trong 8 cuốn sách của khóa ), ta sẽ cùng cố và duy trì mạng lưới thông tin  trên mang bằng thư điện tử ( email ) và  trang “ Hoa đàu mùa :” .Dự kiến hàng tháng ,  từ 1  dén ngày 5 sẽ đưa len mang : Thông tin vè tình hình bè bạn + Đằng các bài đã và mới viết của anh em + Sưu tậm và trao đổi các bài văn thơ, thời sự , sữc khỏe bổ ích.Vậy các bạn hãy gửi tin và bài cho BLL và  cung cấp thêm cho địa chỉ email của mình + con cháu gần mình nhất ( nếu chưa báo với BLL ) để duy trì liên lạc lâu dài
          2/ Tiếp tục thông tin thăm hỏi nhau, nhát là khi ôm đau.. Chủ yếu với anh ở gần mình hoăc anh em gần bênh viện
            3/ Tết này vấn tổ chức họp mặt, mừng thọ các bạn 85 tuổi
      4/ Hiên nay BLL chỉ còn : Trần ích, Chí Hiếu, Quang Minh B, Giang Tiến, Vĩnh Long, Nguyễn Thị Lựu nên bổ sung bạn Nguyên Duy Đinh vào Ban liên lạc, làm đầu mối các bạn phía Càu Giấy, Từ Liêm,Vĩnh Phuc, Phú Thọ.
          Mong các bạn nhệt tình tham gia,
                                                             Ngày 20/10/2016
                                                              TM/ BLL : Trần Ích

Dưới đây là bài tường thuật buổi họp mặt chung KHX
                              LỄ KỶ NIỆM 65 NĂM KHX
             Sáng chủ nhật 16/10/2016, tại hội trường lớn Tập đoàn BCVT (VNPT) đã diễn ra buổi Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Khu học xá Trung ương (KHX TW). – 1/10/1951 – 1/10/2016)
            Tới dự buổi lễ có đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo, đại diện Hội Hữu nghị Viêt - Trung và khoảng 200 các thầy cô giáo, cán bộ cũ của khu học xá và các thế hệ học sinh sinh viên.
       Hội trường được trang trí chuyên nghiệp với maket “Kỷ niệm 65 năm Khu học xs Trung ương – 1951 – 2016 – Hà Nội ngày 16/10/2016. Các đại biểu và anh chị em ngồi chật kín các hàng ghế ở tầng 1, một số bạn ngồi lên cả các hàng ghế trên tầng 2 của hội trường.
         Một chương trình văn nghệ hoành tráng chưa từng có từ trước đến nay làm cho không khí buổi lễ sôi nổi hào hứng ngay từ đầu. Sau khi ông Huỳnh Chung, Phó trưởng Ban liên lạc (BLL) tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. Mọi người chăm chú xem một Video về quả trình hoạt động của KHX 65 năm qua (15 phút) – Mọi người đánh giá đây là một tư liệu quý nhiều hình ành mang tính chất lịch sử do Trưởng BLL KHX TW Phạm Đạo dàn dựng
       Tiếp đến PGs.Ts. Phạm Đạo, Trưởng BLL đọc bản báo cáo về quá trình hoạt động của KHX TW 65 năm qua được cả Hội trường lắng nghe đồng tình và đánh giá cao bài diễn văn được chuẩn bị chu đáo công phu với nhan đề là “65 năm KHX – Những dấu ấn không phai mờ”
           Tiếp theo chương trình, Ns. Phạm Tuyên lên thay mặt các cán bộ và thầy cô giáo phát biểu, Ns. Kể những kỷ niệm về những bài hát Ns. đã sáng tác trong thời gian ở Khu học xá đến nay vẫn được nhiều người biết đến và sử dụng trên các phương tiện truyền thông. Anh Vũ Mão thay mặt các thế hệ học sinh lên phát biểu, anh còn hát tặng mọi người một bài hát do anh sáng tác được mọi người tán thưởng nhiệt liệt
             Kết thúc buổi lễ, các đoàn, các lớp thi nhau chụp ảnh lưu niệm rất vui vẻ và náo nhiệt (có phần mất trật tự). Các đoàn tự tổ chức ăn trưa, riêng thầy cô giáo và Ban tổ chức cùng dự một bữa cóm thân mật đầm ấm tình thầy trò!
                                                                                                           Hà Nội, 17/10/2016


                 65 NAM KHX – NHỮNG DẤU ẤN 
                               KHÔNG PHAI MỜ

( Diễn văn  cua trưởng BLL KHX ; PGST.S Phạm Đạo)

        Cách đây 65 năm khi mà cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp đã bước sang một giai đoạn mới, với tầm nhìn chiến lược Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân bàn bạc với Chủ tịch Mao Trạch Đông trực tiếp chỉ đạo Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc thành lập một cơ sở đào tạo cán bộ để phục vụ cho cuộc kháng chiến trước mắt và chuẩn bị lực lượng cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước sau khi kết thúc chiến tranh. Cơ sở đào tạo ấy đặt tại Trung Quốc do Chính phủ và nhân dân Trung Quốc tài trợ về cơ sở vật chất cũng như cung cấp hậu cần còn phía Việt Nam chịu trách nhiệm giảng dạy. Cơ sở đào tạo ấy chính là Khu học xá (KHX) Trung ương - các bạn Trung Quốc gọi là “Quảng Tây Nam Ninh Dục tài học hiệu” được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ban đầu Khu học xá đóng tại làng Tâm Hư, cách thành phố Nam Ninh trên 10 km, đến đầu năm 1954 chuyển về cơ sở mới cách Nam Ninh khoảng 4 km. Đây là một sơ sở đào tạo hiện đại nhất lúc bấy giờ.
Khu học xá là một trung tâm đào tạo liên trường, gồm các trường sau:
-  Trường Sư phạm sơ cấp (bao gồm khoá sư phạm đặc biệt)
-  Trường Sư phạm Trung cấp khoa học xã hội.
-  Trường Sư phạm Trung cấp Khoa học tự nhiên
- Trường Hoa Ngữ (sau đổi thành trường Trung Văn): đào tạo giáo viên dạy tiếng Hoa cán bộ phiên dịch.
-  Trường Khoa học cơ bản (dự bị đại học)
-  Trường cấp một thực hành cho các giáo sinh.
Sau đó Trường Thiếu nhi Việt Nam từ Quế Lâm chuyển về (hệ thống trường phổ thông có cả ba cấp I, II và III)
Giám đốc đầu tiên của Khu học xá là ông Võ Thuần Nho, nguyên Thường vụ khu ủy khu IV, sau khi về nước giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục.
Sau gần 8 năm tồn tại (1951-1958), Khu học xá đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 4.000 cán bộ giáo viên, phiên dịch viên và trên 3.000 học sinh, sinh viên từ các lớp phổ thông cấp I, II, III đến các lớp Khoa học cơ bản (Dự bị đại học).
Đội ngũ giáo viên trẻ được đào tại KHX khi về nước đã xung phong đến những nơi gian khổ nhất như các vùng biên giới, hải đảo, cả vùng địch tạm chiếm công tác. Một số họ đã thành những cán bộ chủ chốt của ngành giáo dục, nhiều người thành hiệu trưởng, thành giám đốc sở v.v… có thể nói không ngoa đọi ngũ này có công lớn trong công cuộc xây dựng một nền giáo dục mới.
Khu học xá đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, có kiến thức vững vàng, có lẽ sống trong sáng. Luôn luôn sáng tạo trong công tác. Trước hết họ đều trở thành những công dân tốt của chế độ mới. Nhiều người giữ các trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Uỷ viên Bộ chính trị, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng. Rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nổi tiếng. Nhiều người trở thành nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ có tên tuổi. Không ít người được phong danh hiệu cao quý “ Nhà giáo nhân dân”, “Nghệ sỹ nhân dân”. Hàng chục người được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” và “Anh hùng Lao động” qua các thời kỳ
*
*    *
Khu học xá trung ương đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình như đã nói trên. Sau khi về nước vẫn tiếp tục phát huy "Tinh thần Khu học xá" và  "Cốt cách dân khu học xá". Để có cơ hội giao lưu, thăm hỏi lẫn nhau những người đã từng công tác và học tập tại KHX đã lập ra Ban liên lạc Khu học xá. Trưởng BLL đầu tiên là cố thứ trưởng bộ Giáo dục Võ Thuần Nho, kế nhiệm ông là bà Nghiêm Chưởng Châu, cựu Giám đốc sở giáo dục Hà Nội. Trưởng BLL hiện tại là PGs.Ts. Phạm Đạo, nguyên Giám đốc Học viên CNBCVT.
Hoạt động của Khu học xá sau khi về nước phải kể đến những cuộc gặp mặt với quy mô lớn 5 năm một lần nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập KHX. Cuộc họp mặt lần thứ nhất sau 40 năm được tổ chức tại Hà Nội, có khoảng trên một ngàn người dự. Cuộc gặp mặt lần thứ hai nhân 45 năm khu học xá cũng được tổ chức tại Hà nội cũng có trên một ngàn người về dự. Cuộc gặp mặt lần thứ ba nhân kỷ niệm 50 năm KHX được tổ chức tại Cung văn hóa Hà Nội (cung hữu nghị Việt-Xô) năm 2001, có khoảng trên 3000 người từ khắp mọi miền đất nước về dự - Đây là cuộc gặp mặt có quy mô lớn nhất, ấn tượng nhất. Lễ kỷ niệm ngày thành lập khu học xá lần thứ 55 được tổ chức tại Hội trường lớn Đại học Bách khoa Hà Nội, cũng có khoảng gần 2000 người về dự. Lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập KHX được tổ chức tại Hội trường lớn Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) có khoảng gần một ngàn người về dự.
Ban liên lạc KHX ở miền Nam cũng đã tổ chức được 2 lần gặp mặt quy mô tại Tp. Hồ Chí Minh: Lần thứ nhất nhân dịp kỷ niệm lần thứ 52 năm KHX TW có khoảng gần một ngàn người về dự. Lân thứ hai vào dịp kỷ niệm 62 năm KHX, số người về dự cũng khoảng 7, 8 trăm người
*
*    *
                      Kính thưa quý vị đại biểu!
      Những năm trước đây Ban liên lạc Khu học xá trung ương đã làm được một việc rất lớn đó là thực hiện chủ trương ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước. Đã tổ chức được nhiều Đoàn cựu cán bộ học sinh sang thăm Khu học xá và mời một số đoàn các cán bộ giáo viên Trung quốc đã từng phục vụ tại Khu học xá hoặc các đơn vị kết nghĩa với trường Phổ thông của Khu học xá sang thăm Việt Nam. Ví dụ: đoàn Giáo chức tỉnh Hà Tây đã sang thăm “Dục tài học hiệu” và một số địa phương của Quảng Tây Trung quốc cũng như Đoàn học sinh phổ thông sang thăm và giao lưu với trường Trung học số 3 Nam Ninh (đơn vị kết nghĩa với trường phổ thông KHX), Và lãnh đạo Trường này đã được mời sang dự lễ kỷ niệm 100 năm Trường trường phổ thông trung học Chu Văn An Hà Nội v.v. ...
Nổi bật nhất là một số sự kiện lớn sau đây:
Sau lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Khu học xá Trung ương đã có nhiều đoàn cựu cán bộ, học sinh của Khu học xá đã về thăm lại làng Tâm Hư (trụ sở đầu tiên của KHX) và đại bản doanh KHX là trường Đại học Quảng Tây - thăm lại nơi làm việc và học tập xưa gặp lại những người bạn Trung quốc đã từng phục vụ tại Khu học xá. Biết bao tình cảm sâu nặng càng làm tăng thêm tình hữu nghị truyền thống giưa nhân dân hai nước Việt Trung.
Sự kiện lớn thứ hai là đã trình nhà nước trao tặng bằng khen và kỷ niệm chương cho các cán bộ Trung Quốc có công trong thời gian phục vụ KHX. Các phần thưởng cao quý ấy đã được trao cho đại diện một số cô giáo sang dự Lễ kỷ niệm 55 năm Thành lập KHX tại Đại học Bách Khoa, số còn lại đoàn đại biểu KHX đã sang tận Đại học Quảng Tây phối hợp cùng Nhà trường tổ chức buổi lễ trao tặng rất long trọng và hoành tráng.
Sự kiện thứ ba là năm 2002 Trưởng Ban liên lạc Phạm Đạo đã sang Đại học Quảng Tây ký một biện "Bản ghi nhớ" đưa con em những người đã từng công tác và học tập tại ở KHX sang tu nghiệp tại đó với mức ưu đãi về học phí. Suốt những năm từ 2002 đến 2009 BLL KHX đã đưa được khoảng trên 200 học sinh phổ thông Việt Nam sang đại học Quảng Tây học tiếng Trung quốc sau đó học chuyên môn nghiệp vụ ngay tại đó hoặc đến các trường Đại học khác của Trung Quốc học tập..
Sự kiện thứ tư là Ban liên lạc KHX đã phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung quốc cùng với Viện Khoa học xã hội của Nam Ninh Trung Quuốc tiến hành biên soạn và xuất bản cuốn "Lịch sử Khu học xá Trung ương". Hai đoàn đã làm việc tại Hà Nội và Nam Ninh đến năm 2000 cuốn lịch sử đồ sộ với hai thứ tiếng Việt Nam và Trung Quốc đó đã được xuất bản và phát hành nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ Việt Trung!
(còn nữa)
65 năm Khu học xá TW - phần cuối


Kính thưa quý vị đại biểu!
Những năm trước đây Ban liên lạc Khu học xá trung ương đã làm được một việc rất lớn đó là thực hiện chủ trương ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước. Đã tổ chức được nhiều Đoàn cựu cán bộ học sinh sang thăm Khu học xá và mời một số đoàn các cán bộ giáo viên Trung quốc đã từng phục vụ tại Khu học xá hoặc các đơn vị kết nghĩa với trường Phổ thông của Khu học xá sang thăm Việt Nam. Ví dụ: đoàn Giáo chức tỉnh Hà Tây đã sang thăm “Dục tài học hiệu” và một số địa phương của Quảng Tây Trung quốc cũng như Đoàn học sinh phổ thông sang thăm và giao lưu với trường Trung học số 3 Nam Ninh (đơn vị kết nghĩa với trường phổ thông KHX), Và lãnh đạo Trường này đã được mời sang dự lễ kỷ niệm 100 năm Trường trường phổ thông trung học Chu Văn An Hà Nội v.v. ...
Nổi bật nhất là một số sự kiện lớn sau đây:
Sau lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Khu học xá Trung ương đã có nhiều đoàn cựu cán bộ, học sinh của Khu học xá đã về thăm lại làng Tâm Hư (trụ sở đầu tiên của KHX) và đại bản doanh KHX là trường Đại học Quảng Tây - thăm lại nơi làm việc và học tập xưa gặp lại những người bạn Trung quốc đã từng phục vụ tại Khu học xá. Biết bao tình cảm sâu nặng càng làm tăng thêm tình hữu nghị truyền thống giưa nhân dân hai nước Việt Trung.
Sự kiện lớn thứ hai là đã trình nhà nước trao tặng bằng khen và kỷ niệm chương cho các cán bộ Trung Quốc có công trong thời gian phục vụ KHX. Các phần thưởng cao quý ấy đã được trao cho đại diện một số cô giáo sang dự Lễ kỷ niệm 55 năm Thành lập KHX tại Đại học Bách Khoa, số còn lại đoàn đại biểu KHX đã sang tận Đại học Quảng Tây phối hợp cùng Nhà trường tổ chức buổi lễ trao tặng rất long trọng và hoành tráng.
Sự kiện thứ ba là năm 2002 Trưởng Ban liên lạc Phạm Đạo đã sang Đại học Quảng Tây ký một biện "Bản ghi nhớ" đưa con em những người đã từng công tác và học tập tại ở KHX sang tu nghiệp tại đó với mức ưu đãi về học phí. Suốt những năm từ 2002 đến 2009 BLL KHX đã đưa được khoảng trên 200 học sinh phổ thông Việt Nam sang đại học Quảng Tây học tiếng Trung quốc sau đó học chuyên môn nghiệp vụ ngay tại đó hoặc đến các trường Đại học khác của Trung Quốc học tập..
Sự kiện thứ tư là Ban liên lạc KHX đã phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung quốc cùng với Viện Khoa học xã hội của Nam Ninh Trung Quuốc tiến hành biên soạn và xuất bản cuốn "Lịch sử Khu học xá Trung ương". Hai đoàn đã làm việc tại Hà Nội và Nam Ninh đến năm 2000 cuốn lịch sử đồ sộ với hai thứ tiếng Việt Nam và Trung Quốc đó đã được xuất bản và phát hành nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ Việt Trung!
  •                                               *     *    *
                                           Kính thưa quý vị đại biểu,
Sau đây tôi xin mạn phép điểm lại một số nét các hoạt động của các Ban liên lạc KHX trong 5 năm qua:
Trước tình hình rất phức tạp, hết sức nhạy cảm mối quan hệ giữa hai nước Việt Trung trong những năm gần đây. BLL đã không còn làm được chức năng ngoại giao nhân dân như những năm trước đó. Hoạt động của BLL chỉ giới hạn trong nội bộ của Khu học xá.
Năm năm qua BLL vẫn làm được vai trò đầu mối cho các hoạt động của KHX, nhờ có chủ trương đúng đắn là dựa vào các hoạt động của các BLL các lớp, khối lớp và các địa phương là chính nên hoạt động của KHX vẫn duy trì trên phạm vi cả nước và có nhiều nội dung thiết thực.
Để tiến tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Khu học xá TW, BLL đã quyết định mở đợt tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Khu xá trên trang web http://kehe.name (Chuyên mục nhỏ KHX trong chuyên mục lớn Bè bạn của Trang web). Tính từ 23/10/2015 đến 26/09/2016 đã đăng tất cả hơn 20 bài, trong đó có những bài số người vào xem lên tới mấy trăm. Những bài đó được bạn đọc trong và ngoài nước hoan nghênh.
Ban liên lạc các lớp, các khối lớp, các trường và các địa phương đã hoạt động thường xuyên với các nội dung và hình thức thiết thực gắn chặt các thành viên với nhau, phát huy tinh thần KHX. Các Ban liên lạc hàng năm đều tổ chức gặp nhau ít nhất một lần vào dịp đầu xuân để thăm hỏi lẫn nhau, trao đổi tâm tình với nhau và giúp đỡ lẫn nhau tuỳ hoàn cảnh. Việc hiếu, hỷ làm rất tốt các đám hiếu của các thầy cô giáo cũ, của bố mẹ và cả của một số bạn bè các Ban liên lac đều cử người đến chia buồn phúng viếng, khiến các tang chủ vô cùng cảm động. Những cựu "dân Khu  học xá” bị ốm nặng Ban liên lạc đều cử người đến bệnh viện hoặc từng gia đình để thăm hỏi. Còn giúp đỡ nhau tìm việc làm cho con cháu v.v… Những buổi sinh hoạt đầu xuân còn tổ chức mừng thọ những người cao  tuổi. Những người có hoàn cảnh khó khăn đều nhận được sự giúp đỡ về vật chất do các bạn đóng góp hoặc trích quỹ của Ban liên lạc.
     
Kính thưa quý vị đại biểu!
Nhân buổi Lễ long trọng này chúng ta những người đã từng công tác và  học tập ở Khu học xá Trung ương bầy tỏ lòng tri ân sâu sắc đến nhân dân Trung Quốc anh em đã tạo cho chúng ta những điều kiện về sinh hoạt  cũng như học tập vô cùng thuân lợi để chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, cung cấp cho chúng ta hành trang quí giá để chúng ta cống hiến một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo vệ  và xây dựng đất nước.
Một lần nữa tôi xin thay mặt các thế hệ học sinh đã từng được học tập ở KHX cám ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Việt Nam cũng như Trung quốc đã từng làm việc tại Khu học xá đã đào tạo và giáo dục chúng ta thành những người có ích cho xã hội! Cám ơn các thế hệ lãnh đạo của Bộ GD&ĐT suốt những năm qua đã quan tâm và ủng hộ các hoạt động của KHX!
Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu sức khoẻ và thành đạt trong sự nghiệp cao cả của mình.
        Chúc toàn thể cựu "Dân Khu học xá” - tuổi cao chí càng cao, sống khoẻ, sống đẹp, sống có ích và phát huy hơn nữa “tinh thần Khu học xá”,  cốt cách "Dân Khu học xá" làm tấm gương cho con cháu noi theo!
     
                                                                          Xin trân trọng cám ơn !
                                                                        Hà Nội, ngày 2/10/2016



 



Kỉ niệm 65 năm thành lập Khu Học Xá
Năm năm tuổi vàng
Báo cáo tóm tắt tình hình 5 năm ( 2011-2016 )
của khóa đặc biệt SPSC 1952- KHX

Nhân dịp họp mặt lần thứ 7 để kỉ niệm 65 năm thành lập KHX và cũng là kỉ niệm 65 năm tình bạn Tâm Hư của chúng ta, BLL xin điểm lại tình hình của khóa SPSC đặc biệt trong 5 năm qua, kẻ từ khi họp mặt kỉ niệm 60 năm KHX TƯ tại Hội trường Tập đoàn Bưu chính viến thông ( 10/2011 ) đến nay
I – Về hoạt động tập thể

          1 –Bền bỉ duy trì 5 lần họp mặt đón xuân
 :
         Mặc dù 100% anh chị em đều đã tuổi 80, tuổi cao, sức yếu, nhưng chúng ta đã đều đặn tổ chức họp mặt đón xuân hàng năm :
        Năm 2012, họp mặt tại nhà bạn Giang Tiến – 91 đường Nguyễn Chí Thanh và bắt đầu mừng thọ 8 bạn tuổi 80.
        Năm 2013, họp mặt tại của hàng Bảo Oanh trên dường Thanh Niến do cháu Bùi Tuyết Oanh, con bạn Bùi Lãng tài trợ. Việc mừng thọ tuổi 80 đã tới trên 20 người
       Năm 2014, một buổi họp mặt lớn tại Viện Địa Chất (  bạn Nguyễn Trọng Yêm nguyên là Viên trưởng ), Ngoài việc mừng thọ 15 bạn, các bạn đã nghe giới thiệu vè hoạt đông của Viện và tham quan các cơ sở thí nghiệm tiên tiến hiện đai của viện. Đặc biệt là chúng ta dã in ấn và phát hành tập “ Một thời nhớ mãi “ để lưu bút tuổi 80
       Năm 2015, chúng ta họp mặt kết hợp kỉ niệm ngày Phụ nữ quốc tế 8/5 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.Chúng ta in, phát hành bản tin “ Tình bạn Tâm Hư” số thứ 2 Sau buổi họp mặt các bạn đã đi tham quan Bảo tàng.
       Năm 2016 ta lại họp mặt tại của hàng Bảo Oanh lần thứ 3. Việc mừng thọ tuổi 85 đã mở đầu với 3 bạn Phạm Quang Trụ, Đỗ Mộng Chau và Đoàn Dình tỉnh. Đồng thời anh  em đã  viếng bạn Bùi Lãng mới mất. tại bàn thờ ngay trên cửa hàng
          Các buổi họp mắt trên vắng dần, chỉ tới 35 người dự, nhưng vẫn sôi nổi, vui vẻ. Một số bạn ở xa đã cố gắng về dự như bạn Trần Quang Bật, Lương Vĩnh Thủy, Tô Đằng, Nguyễn  Hữu Điện, Nguyễn Công Khiêm  v.v.. Đặc biệt các việc mừng thọ tuổi 80, 85 diễn ra rất ân tình vui vẻ. Nhiều gia đình đã dưa thân nhân về  dự như gia dình các bạn Bùi Lãng, Lương ThanhThủy, Phạm Quang Trụ, Nguyễn Vĩnh Long, Lê Đình Lực, Nguyễn Trường Sơn. Phan Duy Quán, Ngô Tùng, Nguyễn Chi Hiếu, Một số các cháu còn phong bì  “lì sì” tặng các cụ làm cho buổi họp càng thêm rôm rả

2/ Vui vẻ du lích, nhiệt tình thăm thầy, thăm bạn ở xa :

                Ở tuổi 80, dù ở xa, nhiều khó khăn mà chúng ta vãn cố găng:
-        13/3/2012, 20 bạn đã lên thăm đền Mẫu Âu Cơ, thăm lại bia đá kỉ niệm  của khóa dựng tại đây 7 năm trước
-        9/4/2013, do bạn Nguyễn Xuân Quế thu xếp, trên 20 bạn và gia đình đã đi du lịch Tràng An, chiêm ngưỡng chùa  Bái Đính đồ sộ và kết thúc băng bữa trưa đặc sản địa phương rất vui vẻ
-        Theo nhiều lần tha thiết mời, tháng 4 năm 2015,  5 anh chị em thay mặt các bạn đã lên thăm gia dình bạn Trần Công Thái tại làng Phù Chính, xã Tuân Chính, Vĩnh Phúc. Đón tiếp hôm đó bạn có mời danh ca là nữ học sinh cũ thầy Thái đến trình diễn một số bài dân ca trữ tình
-        Thăm anh Đặng Nghiêm Vạn : Anh bị xuát huyết nào đã trên 10 năm, Nhân kết hợp công viêc, Năm 2014, Bạn Vĩnh Long đã thăm anh, Tôi cũng đã thăm anh tháng 7/2012, và lần thứ hai tháng 5/2016 . Khi hỏi thăm, anh nằm liệt giường, nhưng vẫn tỏ ý hiểu được.
-        Tháng 7 năm 2015,  bạn Hòang Ngọc Cẩn đi nghỉ ở Quảng ninh, đã đến thăm bạn Vũ Ngọc Giao đang ốm.nằm tại nhà. Cuối năm, với tình bạn sâu nặng bạn đã cố găng làm môt bài thơ cuối đời về tình bạn KHX chúng ta dẻ gửi lại.( Bài thơ hay này chúng tôi đã gửi đến nhiều bạn ), Đầu năm 2016 bạn đã mất
-        Bạn Đinh Thị Nghĩa vào ở tại Đà Nẵng đã nhiều nắm. Tháng 7/2012, bạn Giang Tiến đã đến thăm. Chị em chuyện trò suốt một buổi. Nhưng tháng 9/2015 bạn bị xuất huyết  não nặng, Dịp Tết 2016, tôi đã váo thăm tại bệnh viện C của thành phố. Bạn dã sống “thực vật” rồi, hỏi thăm cũng không biết gì nữa, Ngày 30 tháng 9 vừa rồi, bạn đã mất
-        Anh em ở xa đều  mong có dịp bạn dến chơi như Trần Quang Bật,( Hà Giang) Nguyễn Quỷnh ( Phú Thọ,) nhưng chúng không thể tổ chức dược nữa.
-        Ngoài ra có 2 sự kiện của cá nhân anh em nhưng đáng mừng:
-        Đó là.: tháng 11/2012 bạn Nguyễn Chí Hiếu dược đông dảo trên 100 học sinh cũ thời hậu địch 1953, xã Nam Điền, huyện Nam Trực, Nam Định;  tuy đều dã trên 70 tuổi tổ chức mừng thọ vợ chồng bạn rất trọng thể. Các em còn ra một tập kỉ yếu “ Một thời và mãi mãi “và xây dựng cuốn video “ Nghĩa Thầy trò, Tình anh em “ làm kỉ niệm buổi mừng thọ này.
-         Ngày 22/9/2014 Bạn Nguyễn Duy Đính dã tổ chức dược lễ mừng thượng thọ 80 tuổi hoành tráng, qui mô lớn với trên 300 khách dự tại trụ sở nhà hát cheò Viêt Nam. Ban Nguyễn Hữu Mai, Đào Vĩnh được gia dình và đia phương cũng tổ chức mừng thượng tho lớn vui vẻ . Do các bạn khiêm tốn không thông tin, nên chắc nhiều tin như trên chưa báo cáo đầy đủ được
-         
-        3/ Vẫn sôi nổi  hoạt động thông tin văn hóa :

Lâu nay khóa ta có truyền thống viết và in khá nhiề tập hồi kí. Sau cuốn Danh sách dịa chỉ Nhịp càu tình ban, in cuối năm 2011. Từ năm 2013, chúng to sôi động  viết các tự truyện để Lưu bút tuổi 80. Tháng 1/2014, cuốn sách với tên “ Một thời nhớ mãi “ đã ra đời là cuốn sách thứ 7 của khóa, được 41 ban tham gia viết lưu bút cho cuộc đời mình. Sách dầy tới 220  trang, có bạn viết tới 2-3 bài như Vũ Ngọc Giao, Nguyễn Quang Dương,, Đoàn Dình Tỉnh, Lã Thanh Thủy v.v..Với tâm tư cuối đời nên các bài viết nội dung rất đa dang và phong phú. Đó là là một kỉ niệm quí của lơp, là ấn phẩm sâu đậm tình bạn đế gửi cho nhau ở tuổi 80-85.
-          Với khí thé viêt lách ấy, năm 2015, chúng ta còn in  bản tin Tình bạn Tâm Hư số thứ hai, phát hành xuân Ất Mùi  là ấn phảm thứ 8 cùa khóa ta. Thật khó có lớp nào , trường nào làm được nhiều như vậy
-         
Đặc biệt là. dưa trên thời cơ bùng nổ thông tin, Ban LL KHX xây dưng trang mạng website riêng Khu Học Xá, tên là KEHENAME, chúng tôi dã giới thiệu nhưng bài viết của khóa để góp phần đưa lên mang chung. Ban LL KHX đã dăng nhiều bái như:  Cuộc hội ngộ đày nghĩa tình (của nhóm tâm giao Tấn, Cẩnm Giao).  Khóa đặc biệt với đền mẫu Âu Cơ (của Trường Sơn),Ngày ra trướng (của Nguyễn Trọng Tân) và mới đây là các bài Có một thời để nhớ ( Nguyễn Phượng Tường ), bài Tình bạn tình yêu dấu ấn không phai mờ (của Nguyễn Giang Tiến), và bài Khu học xa ơi ! Chung tôi mến yêu (của Nguyễn Chí Hiếu), đã được Ban liens lạc KHX đưa lên mạng
-        Để tiến tới kỉ niêm 65 năm thành lập KHX, chúng tôi chủ trương xây dựng trên Internet mạng lưới thông tin của riêng khóa mình. Việc đầu tiên là giới thiêu trong trên 200 bài hôi kì, văn, thơ mà ta dã in ấn trong 8 ấn phẩm  trên 20 năm qua. Đây là việc lớn và khó khăn khi ta dã trên 80 tuổi, Chủ trì là Trần ích, ( dự bị khi ốm đau sẽ có bạn Phái hoăc bạn Hiếu thay thế) . Mục đích ngoài  viêc giao lưu truyền tải bài đã viết đến các bạn xa gần trong dịp kỉ niệm, chúng tôi chủ trương giới thiệu đén toàn thể con cháu chúng ta đẻ các cháu biết hiểu biết quá khứ hào hùng của ông cha, hiểu tình bạn bền vững của bố mẹ KHX;  từ đó mà thêm tự hào , noi theo
 Chúng tôi vận động. thu thập dược ngót 100 điạ chi thư điện tử trong máy tính. Việc đưa hàng trăm trang in ấn lên mạng, về kĩ thuật lúc đầu phải thuê bên ngòai chụp lai bản in, sau tôi đã nhờ con cháu làm giúp. Từ đó cứ ½ tháng một  lần , tôi đã gửi theo thư điện tử đến các các bạn và các cháu, đồng thời với tên là HOA ĐÀU MÙA, đã dựng lên trang blog và trang facebook ( là những trang mạng thông tin xã hội ) t dăng tải các bài viết  của anh em ra  rộng rãi ngoài xã hội. Việc giới thiệu này theo thứ tự từ lúc tập trung sang học tập tại Tâm Hư, khi ra trường, lúc về hâu địch, và hoạt động tình bạn gặp lại 30 năm qua. Đến hôm nay chúng ta dã đưa lên mạng 13 đợt, 103 bài văn thơ, 5 trang ảnh. tác giả là 49 bạn + 4 thầy cô giáo, học sinh cú thời kháng chiến. Đó là một việc tôt mà chưa có lớp, khóa nào trong KHX làm dược.  Việc giao lưu trên mạng này sẽ thực hiên cho đến Tết năm Đinh Dậu tới.mới hết nội dung của 8 cuốn sách
II - Tình hình đội ngũ bè bạn :
-        1. Sinh lão bênh tử là qui luật tạo hóa mà chúng ta phải chấp nhận, Trong 5 năm qua các bạn dã mất là : Năm 2012 có Nguyễn Cao Luận ( Phủ Lý ) Đặng Văn Thông ( Vĩnh Phúc)  Nguyễn Đình Thư.( Hà Nội ). Năm 2013 có  Nguyễn Bội Quỳnh, Nguyễn Thành Các, Ngô Đức Tiến. Năm 2014 -2015  là Nguyễn Minh A, Hoàng Thăng ( Vietj Trì ),. Nguyễn Đăng Khoa ( Phú Thọ ), Nguyễn Kiên, Ngô Tùng, Nguyễn Trong Tân. Năm 2016 là là Bùi Lãng,  Nguyễn Toán, và mới đây là bạn Đinh Thị Nghĩa. Như vậy trong 5 năm có 15 bạn đã ra đi
-        Nhiều bạn sức khỏe giảm sút, bênh tật, đi lại khó khăn nhu các bạn Sơn Cầu, Nguyễn Đằng Kiêu, Nguyễn Đăng Huệ, Đăng Văn Chương Nguyễn Tú Cầu,  Đặc biệt hiện bạn Pham Văn Phái bi XHN nặng từ tháng 5/16 , nay đâng sống “ thực vật “ tại nhà. Ngoài ra còn hàng chục trường hợp khác anh em phải nằm viện rồi cũng qua được.
-  Cũng trong tình trang sức khỏe chung, một số bạn lâu nay nhiệt tình hoạt đông xã hội hoăc nghiên cứu khoa hoc cùng đã thay dổi. Ban Lã Thanh Thủy nghỉ chức Chủ tích hội khuyến học tỉnh Lang Sơn.và đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 2 về quá trình hoạt động giâos dục.  Bạn Nguyễn Phong nghỉ Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Hương sắc Hồ Gươm quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Bạn Bùi Thành tuy đi lại rất hạn chế vẫn duy trì được điển hình  Nhà trẻ em tàn tật Vĩnh  Chân.
                                      Có những bạn tuổi cao mà vẫn rất cố gắng.
      1/ Ban Hoàng Ngọc Cẩn, gần 7 năm qua đã tự sưu tầm,  đưa thông tin cuối mỗi tuần với chuyên mục “THƯ GIÃN CUỐI TUẦN “ đã giới thiệu trao đổi với một số anh em về nhưng thông tin thời sự nóng hổi của đất nước, rất bổ ích.
       2/Bạn Phong Thu , tai điêc nặng, mắt kém, nghĩ được thì viết phóng to ra theo dòng giáy kẻ trên giấy, sau đó phải dùng kính lúp soi lại từng chữ xem có mắc lỗi không ? Thế mà vẫn viết, in được 3 cuốn sách Thiếu nhi.
      3-Bạn Nguyễn Vĩnh Long đã công bố trên xã hội một sản phẩm trí tuệ : Học tiếng Việt nhanh chóng ( trong 12 buổi ) cho Việt kiếu và cho người nước ngòai học tiếng Việt. Bạn muốn trao đổi, chia sẻ với bà con Viêt Nam ở nước ngoài và bè bạn quốc tế .
       4/   Bạn Phạm Lợi Vũ tham gia nghiên cứu cơ bản, Bạn Vũ là tác giả của một số bài báo công bố trong các Tạp chí được phân loại thuộc SCI và hiện nay có bài báo nhan đề: " Những bài toán tán xạ ngược để giải phương trình  KdV với sức căng bề mặt ". Mục đích của bài báo: Phát triển phương pháp tán xạ ngược để giải phương trình KdV truyền sóng với sức căng bề mặt. Sản phẩm này đang được tải trên mạng của Tạp chí Acta Applicandae Mathematicae. Quá trình đánh giá bài báo đã trải qua gần nửa năm và chưa có kết luận của Ban Biên tập.Tạp chí này được Viện Thông tin khoa học Quốc tế phân loại là Tạp chí SCBạn Phạm Lợi Vũ tham gia nghiên cứu cơ bản đã có 1 bài báo công bố trong Tạp chí SCI.
      5/  Có sức khỏe và vẫn năng nồ đôi chút, bạn Nguyễn Trọng Yêm đã hoàn thành
               a-Đề tài mà bạn  làm chủ nhiệm" Đánh giá thiên tai Động Đất và Trượt lLở đât ở nước CHDCND Lào".
               b- Làm chủ tịch Hội đồng biên tập. Hoàn thành việc:   a/- xuất bản Atlas ( Tập bản đồ) Thiên Tai ở Việt Nam dưới 3 dạng: Xuất bản in giấy, xuất bản trên Internet, xuất bản qua đĩa CD.
                  b/ -xuất bản bộ bản đồ thiên tai Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000.       Việc xuất bản đều do nhà nước chịu trách nhiệm.
         Chúng ta vui mừng với các bạn trên.Ở tuổi trên 80 mà vẫn làm được nhiều việc có ích 
-        Đồng thời chúng ta chia vui với các bạn đã tử 85 tuổi trở lên mà cao nhất là anh Nguyễn Quang Dương đã 88 tuổi , sau là các bạn Dư Văn Nghị, Nguyễn Đằng Kiêu, Nguyễn Đăng Huệ rồi dến 3 Bạn  Phạm Quang Trụ, Đoàn Đình Tỉnh và Đỗ Mộng Châu ( mới mừng thọ 85 tuổi )
-         Tổng hợp lại, trên danh sách các lớp là 150 người . Năm 1981, khi ta tập hợp lại có 142 bạn. Năm 2009, 98 bạn có liên lạc và 33 bạn dã mất, 11 ban không liên  hệ, Nay ta chỉ có  60 bạn liên hệ được và 6 bạn không liên hệ gì và 34 bạn dã mất trong 7 năm qua,  đưa số đã mất lên tới 50%  số anh em. Chúng ta dành chấp nhận và vẫn tiếp tục vui vẻ hoạt động bạn bè,
                   
-                                 III - Phương hướng duy trì tình ban thời gian tới.

           1/ Cố gắng duy trì các buổi họp mặt đầu xuân, mừng thọ các ban 85-80 tuổi. Tết Đinh Dậu -2017, nêu địa điểm khó khăn, dự kiến sẽ họp măt tại nhà bạn Giang Tiến
        2/ Thăm hỏi nhau, chủ yếu là các bạn ở gần nhau, nhất là khi anh em ốm đau. Nếu bạn nằm bênh viện, các ban gần bệnh viện sẽ đến thăm. Do anh em đã nhiều tuổi, Ban liên lac không thể huy động đông đảo anh em đến thăm được.
       3/ Duy trì và cùng cố mang thông tin :         Chúng tôi chủ trương duy trì mạng lưới email hiện có cùng các trang mạng facebook và blog.trên internet. Từ ngày 1 đén ngày 5 của tháng với 1 tháng một lần, với biệt danh “ Hoa Đầu Mùa “ chúng ta sẽ thông tin giao lưu vê tình hình, về bài viết, bài sưu tầm bổ ich dược. Chương trình này sẽ thực hiện từ sau Tết Đinh Dậu 2017. Do vậy, mỗi gia đình, ngoài email của  bạn, ít nhất bạn cẩn có một dịa chỉ email của con hoặc cháu nào sống gần mình.( với mục tiêu mỗi bạn đều có 2 dịa chỉ email)- Điều này dự phòng khi bạn ốm đau, chúng tôi vẫn liên lac với gia đình được. Như vậy bạn nào chưa lập địa chỉ này, xin tham gia ngay cho,
       4/ Do nhiều anh em trong ban liên lac ốm đau, hoăc dã mất, nay chỉ còn 6 người là Trần  Ích, Nguyễn Chí Hiéu, Nguyễn Vĩnh Long, Nguyễn Thị Giang Tiến, Vũ Thị Lưu, Nguyễn Quang Minh nên xin mời và bổ xung thêm bạn Nguyễn Duy Đinh ( làm đầu mới liên hệ các bạn phía Càu Giấy,Tây Hồ, Từ Liêm  và Vĩnh Phúc, Phú thọ  )
          Mong rằng chúng ta luôn luôn khỏe mạnh để duy trì hoạt động của hội mãi mãi dến những bạn cuối cùng trên thế gían này
TM/ Ban liên lac khóa SPĐB 1952 
  Trần Ich

 


TÂM THƯ NHÂN NGÀY KỶ NIỆM
65 NĂM KHU HỌC XÁ VIỆT NAM
                                                                             Nguyễn Đức Vương
            Quy luật của tạo hóa người ta sinh ra ở trên đời dù rằng giàu sang phú quý, ộng nọ bà kia song đời người là một bể khổ mà ai đều gánh chịu hoặc nhiều hoặc ít và với tôi ở cái tuổi Quý dậu nhân dịp này tôi hồi tưởng lại cuộc đời mình để các bạn chia sẻ.
          Với trên 10 năm cái tuổi thơ ấu sống với cha mẹ, an em… vui chơi, đùa nghịch ở quê nhà, một vùng trung du tỉnh Phú Thọ. Đang học dở dang trường cấp 2 Đông Dương thì năm 1947 đi học sư phạm. Trường được thành lập đầu tiên của Nhà nước, ban đầu học ở Đào Dã sau chuyển chợ Ngọc Tuyên Quang (khu trại Âu Phi cũ). Cuối năm 1951 trường chuyển sang Nam Ninh Trung Quốc. Tôi cũng vinh dự là học sinh đầu tiên của ngành sư phạm nước ta. Học tại Tâm Hư Nam Ninh hơn 1 năm thì tốt nghiệp, sau khi tốt nghiệp về nước phục vụ. Một số anh em được cử đi các tỉnh phía Bắc, riêng đoàn chúng tôi được điều động về vùng địch hậu Nam Định. Với chạng đường dài hàng nghìn cay số với đôi chân trên vai, với ba lô con cóc không quản gian nan vất vả từ mục Nam Quan đến Nam Định vùng địch hậu để nhận công tác. Trên đường về chúng tôi được qua nhà sau bao ngày xa cách, được gặp bố mẹ ở Lang Sơn – Hạ Hòa – Phú Thọ chỉ vẻn vẹn được 2 ngày lại phải lên đường. Thời gian được nghỉ ngắn ngày ấy lại là thời gian mà tôi không bao giờ quên được. Vì dịp nghỉ ấy là ngày cuối cùng tôi được gặp bố tôi. Nghĩ lại năm ấy tôi thấy là một sự đau sót nhất của đời tôi coi như là gặp bố tôi lần cuối cùng (bố tôi mất năm 1956 và bấy giờ tôi ở Nam Đinh không về được).
          Đoàn chúng tôi trước khi vào Nam Định thì phải qua Hậu Hiền – Thanh Hóa Khu giáo dục đóng quân. Sau khi làm xong thủ tục đoàn chúng tôi tiếp tục trở về vùng địch hậu Nam Định lúc bấy giờ là cuối năm 1952.
          Với 20 năm công tác tại tỉnh Nam Định, trong đó có 10 năm công tác giáo dục ở các huyện Hải Hậu, Trực Ninh, Giao Thủy. Đến năm 1962 do yêu cầu công tác tôi chuyển sang UBND huyện Hải Hậu. Ở Hải Hậu tôi luôn luôn tưởng nhớ và biết ơn đến các đồng chí Lãnh đạo của huyện như đồng chí Đoàn Viết Thành chủ tịch UBND huyện, đồng chí Hoàng Mạnh Tân phó chủ tịch UBND huyện, đồng chí Hoàng Ngọc Tấn thường vụ huyện ủy và nhiều các đồng chí khác là bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ bản thân tôi cũng như gia đình vượt qua nhiều khó khăn.
          Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nên tôi xin nghỉ theo chế độ một lần. Năm 1972 hai vợ chồng với 8 đứa con thơ dại ngậm ngùi từ dã Nam Định chuyển về Cổ Phúc – Trấn Yên – Yên Bái (nơi đây bấy giờ còn mẹ tôi và anh cả cư trú).
Với 44 năm gắn bó với Cổ Phúc và trên 30 năm công tác tại UBND xã Cổ Phúc đã đảm nhiệm nhiều công việc và cũng từ đây cuộc sống gia đình tôi có nhiều thay đổi. Quá trình công tác ở Cổ Phúc tôi nhận thức sâu sắc rằng Lãnh đạo của Đảng, Chính quyền và sự giúp đỡ của nhân dân thật là vĩ đại. Gia đình tôi không được diễm phúc ấy thì hẳn không thể qua được khó khăn. Tôi rất biết ơn công ơn lớn lao mà địa phương đã dành cho, cụ thể như một số đồng chí Tự, Long, Bích, Hậu, Minh, Lăng…
          Trong hoàn cảnh với 8 người con (trừ người con đầu học hết cấp 3 tại Nam Định, còn lại đều tốt nghiệp cấp 3 tại Cổ Phúc và các cháu đều làm cán bộ công nhân viên Nhà nước. Đã có 5 cháu có bằng Đại học, một số cháu là Đảng viên Đảng công sản Việt Nam. Đến nay các cháu đã có gia đình, nhà cửa, công ăn việc làm ổn định, có 3 cháu hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nước đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hiện hành. Về bản thân tôi quá trình công tác ở địa phương cũng được Nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ cán bộ xã hiện hành. Hiện nay tôi đang ở cùng con trai cả ở Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.
          Về đất Trấn Yên – Yên Bái tôi cũng không bao giờ quên được tình cảm cao cả của các bạn cùng học với tôi ở trường sư phạm năm xưa. Như đồng chí Cù Liêm phó phòng giáo dục huyện Trấn Yên đã giúp đỡ cho vợ tôi đi thoát ly, đồng chí Lương Ngọc Trịnh cùng lớp khu học xá năm xưa đã tạo điều kiện cho 2 con gái tôi đi học sư phạm. Tốt nghiệp ra trường công tác và đến nay đã được nghỉ hưu trong ngành giáo dục của Yên Bái.
          Với tình cảm đồng nghiệp trong quá trình công tác. Đặc biệt với tình cảm chân thành tôi rất biết ơn và ghi nhận tình cảm sâu đậm của những người bạn học Khu học xá năm xưa như đồng chí Trần Ích nguyên trưởng lớp tôi và bây giờ đồng chí là chiếc cầu nối giữa tôi với các bạn bè trong Khu học xá. Nghĩ lại thật phấn khởi, cảm động và trân thành cám ơn các bạn.
          Sau đây tôi xin tâm sự đôi điều về tuổi già của chúng ta. Các bạn Khu học xá thân mến. Chúng ta đã cống hiến cho đất nước, cho xã hội và gia đình gần chọn một đời người. Lớp người đã trải qua không ít những thử thách khó khăn sóng gió. Các bạn ạ, đố mấy ai tuổi còn đương sức mà lường được suy thoái của tuổi già. Tuy thân xác còn đó nhưng tứ chi đã dời dã, ví như chiếc máy đã chạy mấy thập kỷ rồi chỉ còn đợi ngày đưa vào khu phế thải. Nếu được tra thêm chút dầu, bôi thêm ít mỡ… thì cũng chỉ là sự chăm sóc động viên an ủi mà thôi.
          Các bạn ơi tâm chí của tôi bây giờ là thế đó. Ôi cái tuổi xế chiều, nằm trong chăn hàng giờ mà vẫn như người đang lội ao sâu, mưa dầm gió bấc, cái giá giá buốt từ trong ruột rút ra, cái buốt lạnh thấu xương từ ngoài da thịt dót vào.. và rồi giấc ngủ chưa đến thì con muỗi đã lọt qua màn muốn trở mình ngồi dậy thì phải soi đền nhưng cái mắt đã mờ. Cái ngủ dễ có nhiệt tình thì mãi cũng đành phải ra đi, cái ngủ đó đã để lại cho tấm thân già bao nhiêu trăng trở, bao nhiêu kỷ ức gần xa trong quãng đời công tác ví như những con sóng dữ thi nhau đổ ập vào bờ. Chúng ta người già tự liên hệ đời mình mà chạnh lòng cho lớp trẻ, cảm thông cho xã hội quanh mình.
          Các bạn thân mến năm nay kỷ niệm 65 năm ngày Khu học xá Việt Nam. Với bầu tâm sự ở tuổi 84 của tôi được gửi đến các bạn đôi lời. Có gì sai sót xin các bạn lượng thứ.
Chúc các bạn dòi dào sức khỏe, sống hạnh phúc, luôn dữ vững truyền thống của những người con Khu học xá năm xưa.
Học sinh trường sư phạm đầu tiên Đào Dã, rồi đến Chợ Ngọc Tuyên Quang và đến Khu học xá Nam Ninh Trung Quốc năm 11951 – 1952.
                                                                      Hà Nội, ngày 08/9/2016
                                                                                          Chào thân ái
                                                                                    Nguyễn Đình Vượng

                                                     TRANG ẢNH HỌP MĂT