Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Hoc tâp và sinh hoạt tai làng Tâm Hư


                                                                              

                                                                       Ngày 30 tháng 5 năm 2016
                                                                    Các bạn, các cháu và độc giả thân mến
  Kỉ niêm 65 năm Khu Học Xá TƯ.  tuyển tập kỉ yếu HOA ĐÀU MÙA của khóa SPDB 1952 đã gửi email đến mọi người  vá đăng trên mạng Internet 6  bài viết và một trang ảnh  : về chuyên dè “ Các Thầy cô giáo “ 
           Nay tiết thứ tu này chúng tôi xin giới thiệu  chuyên đề vè việc học tập, sinh hoạt phong phú sinh của nam nữ giáo sinh trẻ tại Trung Quốc thời ấy gồm nhiều chuyện ngắn :
. 1/ Kỉ niệm Tâm Hư ( Nguyễn Kiên ). 2/Lớp 7 b chúng tôi ( Nguyễn Phong ) 3/ Lớp 7C của tôi ( Nguyên Trọng Tân ) 4/ Hoan hô tổ 7 trẻ mãi không già ( Nguyễn Thị Tuyến ) 5/ Những mẩu chuyện ( Nguyễn Quân Hiệp ). 6/. Từ buổi thực tập ấy ( Trịnh khắc Sùng)
                Dợt  sau  chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về chuyên đè này
      Mời các bạn đoc trên email và tìm đọc thêm tại đường link trang facebook  https://www.facebook.com/groups/KHOASPDACBIETKHUHOCXA1952/. Các bạn có thể xem thêm trên trang web Kehe,name để đọc bài Bác Hồ đến thăm KHX,  của cố giám đốc Dương Xuân Nghiên và bài    Duyên phận của tôi của có gíáo TQ Lưu Thiếu Minh.
  Ngày 9/5/2016 BLL Khu Hoc Xá TƯ đã ra thông báo : lễ kỉ niệm 65 năm  thành lập Khu Học Xá  chính thưc to chuc vào sáng chủ nhật ngày 2 tháng 10 năm 2016, mong các bạn chuẩn bị về dự.
                                                                                                                            Ban biên tâp


                                                                             
                                                                               
                                                                              

                                        
                                                                                
                                                                               
                                                                            
                                            
 

                                                           
                 Nguyễn Trọng Tân
                  Nhà giáo- chuyên gia tiếng Pháp                 
Tôi vẫn lưu giữ đầy đủ học bạ , chứng chỉ, bằng tốt nghiệp về các chặng đường học tập của tôi , từ S.P.S.C (ở khu học xá) đến sau đại học (ở Pháp). Lúc này đây, trên bàn làm việc của tôi là quyển Học bạ SPSC, bìa màu xanh đậm, ghi tên tôi với sổ đăng bộ 336. Giấy bên trong đã ố vàng, các dòng chữ viết đã mờ dần theo thời gian , 61 năm đã trôi qua (1952 - 2013), gần trọn một đời người . Lời phê của các thầy, cô dạy bộ môn vẫn còn đó. Cô Lê Thị Nhu, các thầy Nguyễn Lương Bích, Đỗ Trọng Phấn, Lý Trọng Hưng, Nguyễn Thương, Đặng Nghiêm Vạn, và Đoàn Ngọc Lung (đồng thời là giáo viên chủ nghiệm 7C). Trang cuối là lời phê của thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Chiển và ghi xếp hạng đỗ tốt nghiệp ra trường. Tôi được xếp hạng đỗ thứ 5/110 thí sinh tốt nghiệp. Thủ khoa là Phan Quang Chiểu, cũng là giáo sinh 7C.
Xem lại học bạ , tôi khẳng định được một số liệu quan trọng. Đó là số giáo sinh ra trường của 3 lớp (7C , B, D ) là 110. Nếu kể cả 35 bạn ở Phân đoàn đặc biệt ra trường vào tháng 7/1952 thì khóa sư phạm đặc biệt 1952 của chúng ta là 145 người. Và nếu kể cả một số bạn được chuyển sang học lớp phiên dịch tiếng Trung như Vũ Thuần, Nguyễn Đăng Kiêu, Đinh Công Thiệu ,… thì khóa ta có 150 người (không kể 7E), rất khớp với số liệu của Trần Ích.
Cũng theo học bạ ,  thì sỹ số của 7C là 45 , đông hơn 7B hay 7D vì 14 nữ sinh của khối 7 đều vào 7C ( không kể 3 chị : Phúc , Xuân , Bồng đã về phục vụ từ 7/1952 ). Tôi còn nhớ giai đoạn đầu 7C có một số anh lớn tuổi như anh Nguyễn Đăng Khoa (Khoa già) , Nguyễn Đình Soạn , hai anh thuộc dân tộc Tầy (Đinh Ngọc Trung và Nguyễn Văn Hoạch) . Anh Trung cao to , anh Hoạch thấp béo và đầu lại to . Bọn tôi gọi anh là anh “quần tiểu , áo trung , mũ đại” , các anh rất hiền ,  chỉ cười khi bọn tôi trêu đùa.
Sau khi chia lại lớp , 7C ổn định với sỹ số 45 (14 nữ , 31 nam ) cho đến khi tốt nghiệp . Đại đa số chúng tôi trong lứa tuổi 18 , 19 (sinh năm 1933 , 1934 ) có mấy bạn sinh năm 1935 như Khoát , Toán , chị Giang Tiến . Tuy đã tuổi thanh niên , song vẫn rất đùa nghịch, hầu như ai cũng có thêm một biệt danh Phong Quang thành “Phong phanh”, Chí Hiếu thành “Chấy Hếu” .Bạn Thúc (sau đổi là Thức) rất béo được gọi là “Sư vụ trưởng” .Phong Thu là “Xu móm”, Doãn Thọ là “Xọ lợn” ,… Hồi ấy , mỗi nhà tập thể đều có một “vệ sinh viên” , hàng tối đi tra thuốc đau mắt cho mọi người , phòng đau mắt hột . Bạn Chất (7D) làm nhiệm vụ này . Tối nào cũng vậy , Chí Hiếu nằm trên giường “rền rỉ” : ”Chất ơi , cho tao xin tí chất” . Rồi Nguyễn Văn Luật , chả biết nằm ngủ hớ hênh thế nào bị bạn đổ mực vào “chỗ ấy” . Thế là từ đó được mang tên “Luật cu xanh” . Còn nhiều kỉ niệm nữa của lứa tuổi Nhất quỷ, Nhì ma ,… Song mỗi người đều chăm chỉ học tập , rèn luyện đạo đức , không hề có các biểu hiện xấu thường có ở một số tập thể như ghen ghét , đố kỵ ,bè phái,.Trong một tập thể tốt như vậy , mọi người đều thấy có trách nhiệm phấn đấu vươn lên , vì mình và vì mọi người .                                *  *  *
Về nước phục vụ, cũng như các lớp khác, 7C phân tán đi khắp nơi, từ hậu địch đến trung du, miền núi,… quá trình công tác đã nỗ lực học lên. Một số bạn đã có học vị tiến sĩ như Khoát, Toán, chị Giang Tiến. Tôi cũng đã có học vị Thạc sỹ và nhiều bạn cũng đã có học vị cử nhân. Qua nhiều lần gặp nhau , kể từ 1987 (kỷ niệm 35 năm khóa ta ra trường), đến nay điểm lại 7C của tôi còn 22 người (15 bạn ở Hà Nội và 7 bạn ở các tỉnh). 19 bạn đã trở về cõi vĩnh hằng và còn 4 bạn không có liên lạc (Vũ Tiên Phong , Trịnh Phúc Hải ,...)
                              *   *   *
Phần tôi, khi trường Sư phạm chuyển sang Trung Quốc mới vào học. Thực ra, lúc ấy cũng chẳng có ý thức gì về nghề nghiệp mà chỉ vì gia cảnh. Hè 1951, mẹ tôi bị cảm đột ngột và qua đời. Bố tôi bị mất liên lạc sau toàn quốc kháng chiến. Tôi đang học ở trường Hùng Vương (Phú Thọ) đã phải thôi học vào học sư phạm để được nuôi ăn, học. Sang Trung Quốc, để lại 5 đứa em thơ, nhờ họ hàng nuôi giúp, lúc nào tôi cũng buồn như người trầm cảm. Ngoài học,hầu như không tham gia các hoạt động văn, thể gì. Khoát và Phong Thu rất đồng cảm và chia sẻ với tôi. Tôi xin ghi lại bài thơ do Phong Thu ứng khẩu thành thơ tặng tôi khi về nước. Tôi coi bài này như là tình cảm của 7C đối với tôi:

          Không đề
                                                 Thằng Tân,
Mặt mày nhiều trứng cá ,
Có dáng đi thong thả
Có cái buồn phân vân
Một hôm,
Hai đứa ở ngoài sân
Gặp nhau, tâm sự nỗi xa gần
Quê mày Phú Thọ đồi xanh
Quê tao đồng lúa Thái Bình , khu Ba
Em mày năm đứa thơ ngây
Em tao ba đứa vẫn còn bé teo
Nhà mày nghèo
Nhà tao neo
Thầy mày, tin tức xa xăm
                                                    Bố tao bị giặc chặt đầu Côn Lôn
Gia cảnh chúng ta
Thật là lận đận
Tân ơi ! bao nỗi xa gần
                                    Tao, mày gắn bó kết làm anh em
Mày học đêm , tao học tối
Mày vui tao mỉm nụ cười
Tao buồn, mày lại ngẩn người nhìn tao
Bao giờ , trời hết trăng sao
Thì đất không có thằng tao , thằng mày
Gần nhau đêm ngày
Cùng nhau thúc đẩy
Mày bê thau nước rẩy nhà
Tao cầm cái chổi quét ra ngoài vườn
                                       Đêm, ngày trao đổi niềm thương
Nắm tay nhau hứa , đến trường học chăm
Bài về mày làm
Bài về tao học
Đêm đêm kiểm điểm cá nhân
Tao , mày sát cánh góp phần vui chung
Mày tiến, tao mừng
Tao thoái , mày đau
Làm cho khuyết điểm không còn
Xây nhiều ưu điểm cho tròn chí trai
Tao, mày vì một niềm tin
Cùng nhau phấn đấu thành người trung kiên
*   *
                                        Hôm nay cất bước về làng
 Thu , Tân nỗ lực dậy đàn em thơ                                
      
 (12 / 1952)



                                                                                  
                                                                                  

`







Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Chuyên đè về thay co giao

Các tệp sau đây chuyên đê về các thầy cô giáo giảng dạy cho khóa SPDB KHX 1952 và trang 16 ảnh các bậc lão thành đó



VÀI NÉT V
NĂM HỌC Ở TÂM HƯ
Trích trong bài giới thiệu khóa SPĐB KHX 1052
                                                                                                               Trần Ích
………Cả khối 4 lớp 7 chúng tôi sống và học tập tại làng Tâm Hư. Đây là một làng nghèo ngoại thành Nam Ninh, Quảng Tây. Bà con là người Choang, sống còn lạc hậu và đói khổ. Dân còn ở trong những mái nhà tranh, tường đất thấp lè tè với những ao tù, đường xá lầy lội. Cảc lớp được xếp ở một xóm ngay đầu làng, qua đó tới chợ Tâm Hư. Lớp 7A, 7B ở trong một ngôi đình cổ, lớp 7C, 7D ở chung một nhà mới dựng, cột thông còn cả vỏ, tường cót, mái tranh. Tất cả đều nằm giường hai tầng nên người ở trên phải nhẹ nhàng cho người nằm dưới được an giấc. Riêng các chị em ở chung nhà với nữ toàn trường tại một “ốc đảo” giữa ao, qua lại bằng độc đạo, suốt ngày có giải phóng quân Trung Quốc canh gác. Đối diện với các nhà đều là ao tù nước đọng váng xanh lè. Hằng ngày anh em phải thay nhau lấy nước ao đó đổ vào chum sành, chậu gỗ đánh phèn cho lắng mà giặt giũ, tắm rửa, kể cả đánh răng buổi sáng.
          Ở thì vậy, còn ăn uống khá hơn nhiều:
Điểm tâm có bánh bao
Hoặc xôi Tàu “hấn hảo”
Cơm Tàu món ngon sao
Dù cho là “đại táo”
(Trích thơ Đinh Gia Dung)

         Mùa đông bên đó rét hơn bên nhà. Nước bạn cung cấp cho mọi người đầy đủ: chăn, áo bông, giầy vải, quần áo đại cán, mũ bông quai bịt kín tai… Tất cả đồng phục màu xanh sẫm, giống hệt công nhân Trung Quốc. Anh em còn được cấp sinh hoạt phí hằng tháng để chi tiêu vặt.
         Mọi sinh hoạt lúc bấy giờ nghiêm túc lắm. Từ nền nếp học tập, ăn nghỉ, giải trí hằng ngày đến các buổi mít tinh, văn nghệ… đều giờ nào việc ấy, trật tự, kỷ luật răm rắp. Trong nhà ở, mọi thứ đều sắp đặt thống nhất, đúng nơi quy định. Ra đường thì quần áo chỉnh tề, có kiểm tra chặt chẽ.
        Sau một đợt sinh hoạt chính trị về “cải tạo tư tưởng” cuối 1951, tháng 1 năm 1952 khóa học khai giảng. Toàn bộ lớp học đều là những ngôi nhà mới, nền đất, mái tranh, tường cót, cột kèo gỗ thông mùi còn ngai ngái, có lớp kiêm cả nhà ăn. Đôi khi vài chú lợn của dân thả rông, còn ủn ỉn mò vào lớp khi chúng tôi nghe giảng. Gọi cả lớp học nhưng chỉ có một cái bảng, một bàn giáo viên, còn học sinh đều ngồi trên ghế đẩu con với một tấm bảng gỗ kê lên đùi mà ghi chép.
         Đội ngũ thầy cô giáo dạy khối 7 lúc đó đều có đạo đức mẫu mực, trình độ khoa học cao, giỏi nghiệp vụ với nhiều phương pháp giảng dạy độc đáo, hấp dẫn. Số ít thầy cô ở tuổi trung niên, còn đa số là thanh niên, mà chúng ta đều gọi thầy bằng “anh”. Làm sao quên được những giờ lên lớp sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ của các thầy cô Lê Thị Nhu, Lê Bá Thảo, Hoàng Thụy, Ngô Thúc Lanh, Đinh Gia Khánh, Trần Việt Phương…
           Mặc dầu thời gian học tập rất ngắn, chúng tôi vẫn được giáo dục toàn diện. Các môn họa nhạc, thể dục đều là chính khóa. Các tiết họa nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, họa sĩ Nguyễn Khang dạy, thường hai lớp học chung.
           Về nghiệp vụ, chúng tôi nhập môn Giáo dục học (theo tài liệu của Cai-Rốp, Liên Xô), giáo học pháp bộ môn do anh Hoàng An dạy. Anh em còn được kiến, thực tập sư phạm tại trường cấp I do anh Đức Minh phụ trách. Ai nấy đều hứng thú kiến tập những tiết giảng của các anh Phan Trác Nghị, Nguyễn Mạnh Tầng, Nguyễn Văn Quý. Các anh còn hướng dẫn những giáo viên tương lai này soạn giáo án tỉ mỉ, góp ý kiến cho những tiết thực tập giảng dạy đầu tiên đầy lúng túng, ngỡ ngàng.
         Tại KHX, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được đặt lên hàng đầu. Các thầy giáo tiến hành giáo dục tư tưởng qua các bài giảng đã đành; phong trào hoạt động ngoại khóa còn bổ sung rất phong phú. Trước hết là những thông tin thời sự nóng bỏng của cuộc kháng chiến, những báo cáo trực tiếp của các đoàn đại biểu từ mặt trận trong nước vừa mới sang, những buổi nói chuyện về lý tưởng, đạo đức thanh niên của anh Võ Thuần Nho, anh Việt Phương mà chúng tôi còn ghi chép từng lời. Xen kẽ hằng tháng lại có những buổi cả trường rồng rắn xếp thành hàng đi bộ 10 cây số ra Nam Ninh xem phim Bạch Mao Nữ, Thượng Cam Lĩnh, Công phá Bá Linh… Tối về còn trao đổi, thu hoạch những điều bổ ích.
        Đặc biệt bức thư của Bác Hồ, với lời dạy ngắn gọn “đoàn kết, học tập, tiến bộ, phục vụ” đã trở thành điều tâm niệm, tu dưỡng hằng ngày của mỗi giáo sinh. Lúc hoàng hôn xuống hoặc sau giờ học tối, nhóm tâm giao 3 người sinh hoạt tự phê bình, nhắc nhở nhau rèn luyện. Những cảm xúc hay, các điều thu hoạch, tự phê bình… đều được mỗi người trân trọng ghi vào quyển sổ tu dưỡng tên là “Thế hệ Hồ Chí Minh”…..
            Năm học ấy tuy rất ngắn, nhưng chúng được giáo dục rất toàn diện để trở thành.lớp giáo viên được đào tạo chính qui của nươc Việt Nam non trẻ..