VÀI
NÉT VỀ
NĂM
HỌC Ở TÂM HƯ
Trích
trong bài giới thiệu khóa SPĐB KHX 1052
Trần Ích
………Cả khối 4 lớp 7 chúng tôi sống và
học tập tại làng Tâm Hư. Đây là một làng nghèo ngoại thành Nam Ninh, Quảng
Tây. Bà con là người Choang, sống còn lạc hậu và đói khổ. Dân còn ở trong những
mái nhà tranh, tường đất thấp lè tè với những ao tù, đường xá lầy lội. Cảc lớp
được xếp ở một xóm ngay đầu làng, qua đó tới chợ Tâm Hư. Lớp 7A, 7B ở trong một
ngôi đình cổ, lớp 7C, 7D ở chung một nhà mới dựng, cột thông còn cả vỏ, tường
cót, mái tranh. Tất cả đều nằm giường hai tầng nên người ở trên phải nhẹ nhàng
cho người nằm dưới được an giấc. Riêng các chị em ở chung nhà với nữ toàn trường
tại một “ốc đảo” giữa ao, qua lại bằng độc đạo, suốt ngày có giải phóng quân
Trung Quốc canh gác. Đối diện với các nhà đều là ao tù nước đọng váng xanh lè.
Hằng ngày anh em phải thay nhau lấy nước ao đó đổ vào chum sành, chậu gỗ đánh
phèn cho lắng mà giặt giũ, tắm rửa, kể cả đánh răng buổi sáng.
Ở thì vậy, còn ăn uống khá hơn nhiều:
“Điểm
tâm có bánh bao
Hoặc
xôi Tàu “hấn hảo”
Cơm
Tàu món ngon sao
Dù
cho là “đại táo”
(Trích thơ Đinh Gia Dung)
Mùa đông bên đó rét hơn bên nhà. Nước
bạn cung cấp cho mọi người đầy đủ: chăn, áo bông, giầy vải, quần áo đại cán, mũ
bông quai bịt kín tai… Tất cả đồng phục màu xanh sẫm, giống hệt công nhân Trung
Quốc. Anh em còn được cấp sinh hoạt phí hằng tháng để chi tiêu vặt.
Mọi sinh hoạt lúc bấy giờ nghiêm túc
lắm. Từ nền nếp học tập, ăn nghỉ, giải trí hằng ngày đến các buổi mít tinh, văn
nghệ… đều giờ nào việc ấy, trật tự, kỷ luật răm rắp. Trong nhà ở, mọi thứ đều
sắp đặt thống nhất, đúng nơi quy định. Ra đường thì quần áo chỉnh tề, có kiểm
tra chặt chẽ.
Sau một đợt sinh hoạt chính trị về “cải
tạo tư tưởng” cuối 1951, tháng 1 năm 1952 khóa học khai giảng. Toàn bộ lớp học
đều là những ngôi nhà mới, nền đất, mái tranh, tường cót, cột kèo gỗ thông mùi
còn ngai ngái, có lớp kiêm cả nhà ăn. Đôi khi vài chú lợn của dân thả rông, còn
ủn ỉn mò vào lớp khi chúng tôi nghe giảng. Gọi cả lớp học nhưng chỉ có một cái
bảng, một bàn giáo viên, còn học sinh đều ngồi trên ghế đẩu con với một tấm
bảng gỗ kê lên đùi mà ghi chép.
Đội ngũ thầy cô giáo dạy khối 7 lúc đó
đều có đạo đức mẫu mực, trình độ khoa học cao, giỏi nghiệp vụ với nhiều phương
pháp giảng dạy độc đáo, hấp dẫn. Số ít thầy cô ở tuổi trung niên, còn đa số là
thanh niên, mà chúng ta đều gọi thầy bằng “anh”. Làm sao quên được những giờ
lên lớp sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ của các thầy cô Lê Thị Nhu, Lê Bá
Thảo, Hoàng Thụy, Ngô Thúc Lanh, Đinh Gia Khánh, Trần Việt Phương…
Mặc dầu thời gian học tập rất ngắn,
chúng tôi vẫn được giáo dục toàn diện. Các môn họa nhạc, thể dục đều là chính
khóa. Các tiết họa nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, họa sĩ Nguyễn Khang dạy,
thường hai lớp học chung.
Về nghiệp vụ, chúng tôi nhập môn
Giáo dục học (theo tài liệu của Cai-Rốp, Liên Xô), giáo học pháp bộ môn do anh
Hoàng An dạy. Anh em còn được kiến, thực tập sư phạm tại trường cấp I do anh
Đức Minh phụ trách. Ai nấy đều hứng thú kiến tập những tiết giảng của các anh
Phan Trác Nghị, Nguyễn Mạnh Tầng, Nguyễn Văn Quý. Các anh còn hướng dẫn những
giáo viên tương lai này soạn giáo án tỉ mỉ, góp ý kiến cho những tiết thực tập
giảng dạy đầu tiên đầy lúng túng, ngỡ ngàng.
Tại KHX, công tác giáo dục chính trị
tư tưởng được đặt lên hàng đầu. Các thầy giáo tiến hành giáo dục tư tưởng qua
các bài giảng đã đành; phong trào hoạt động ngoại khóa còn bổ sung rất phong
phú. Trước hết là những thông tin thời sự nóng bỏng của cuộc kháng chiến, những
báo cáo trực tiếp của các đoàn đại biểu từ mặt trận trong nước vừa mới sang,
những buổi nói chuyện về lý tưởng, đạo đức thanh niên của anh Võ Thuần Nho, anh
Việt Phương mà chúng tôi còn ghi chép từng lời. Xen kẽ hằng tháng lại có những
buổi cả trường rồng rắn xếp thành hàng đi bộ 10 cây số ra Nam Ninh xem phim
Bạch Mao Nữ, Thượng Cam Lĩnh, Công phá Bá Linh… Tối về còn trao đổi, thu hoạch
những điều bổ ích.
Đặc biệt bức thư của Bác Hồ, với lời
dạy ngắn gọn “đoàn kết, học tập, tiến bộ, phục vụ” đã trở thành điều tâm niệm,
tu dưỡng hằng ngày của mỗi giáo sinh. Lúc hoàng hôn xuống hoặc sau giờ học tối,
nhóm tâm giao 3 người sinh hoạt tự phê bình, nhắc nhở nhau rèn luyện. Những cảm
xúc hay, các điều thu hoạch, tự phê bình… đều được mỗi người trân trọng ghi vào
quyển sổ tu dưỡng tên là “Thế hệ Hồ Chí Minh”…..
Năm học ấy tuy rất ngắn, nhưng
chúng được giáo dục rất toàn diện để trở thành.lớp giáo viên được đào tạo chính
qui của nươc Việt Nam non trẻ..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét