Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Lời giới thieu và 4 bài thời địch hâu



Vài lời giới thiệu các bài của đợt này.
Giữa cuộc kháng chiên chống Pháp, để kịp thời khôi phục giáo dục ngay trong vùng địch tạm chiếm, nên năm học 1952, khóa SP đặc biệt này đã có ngót 40 anh em được điều đông về nước trước , rồi cuối năm 1952, hầu hết anh em khác cũng như vậy. Vừa rồi các bạn , đã xem các bài viết về lúc chia tay với KHX trở về tổ quốc và phân doàn Đặc Biệt về hậu địch trước..
Nay tiếp theo là các bài sau đây.
1/ Kí ức về mối tình đầu ( Nguyễn Quang Dương ) 2/ Đường về ( Nguyễn Ngoc Nhung )-. -.3/ Những kỉ niệm về Khu Hoc Xá ( Đoàn Đình Tỉnh ). 4/ Những ngày ở vùng địch hậu Nam Định + ảnh lịch sử 3 cô giáo vùng địch hậu ( Bùi Thị Phúc) 5/ Nhớ về quãng đời sôi nổi và có ích ( Nguyễn Quang Minh A) 6/ Đường vào hậu địch ( Nguyễn Lương Thức ) 7/ Có một thời dể nhớ ( Nguyễn Phuơng Tường ). 7
/ Mời các bạn xem các bài dưới đây và tìm đọc trên trang blog tại đường link khoaspdbkhuhocxa1952.blogspot.com .Các bạn có thể xem thêm trên trang web Kehe,name để đọc các bài khác vè Khu Học Xá . Tiêt tiếp sau là nhiều bài khác về hoàn cảnh kháng chiến này
Ban biên tâp- Trần Ich

                                                  Nhà giáo Nguyễn Quang Dương

Mẹ tôi sinh được bảy anh em chúng tôi, bố tôi mất sớm. Nạn đói năm Ât Dậu 1945, xã Thụy Hải quê tôi chết đói gần hai trăm người. Tưởng chừng mẹ tôi không chịu nổi cái đói khủng khiếp ấy. Một nách bảy con thơ dại, mẹ phải “ dúm rau vạt áo, dúm gạo sau lưng ”nuôi chúng tôi qua cơn hiểm nghèo. Năm 1946 được một người làng tốt bụng cấp cho mẹ tôi hai gánh thuốc lào buôn hàng chuyến Tuyên Quang. Cuối năm 1946 mẹ tôi ở lại thị xã Tuyên Quang mở hiệu bán thuốc lào
Năm 1947 mẹ tôi đón bốn em tôi lên sống với mẹ. Đến năm 1949 có người về đón tôi lên Tuyên Quang. Đặt chân đến thị xã Tuyên Quang tôi thấy điều gì cũng mới lạ, cả gia đình tôi như đã đổi đời.
- Con ở trên này có mẹ, có con, mẹ sẽ xin cho con công tác “ Đất Tuyên Quang “ ai có duyên là được ”, tôi tham gia Đoàn thanh niên cứu quốc thị xã và học thêm văn hóa.
Tôi cùng học với cô ấy ở trường Tân Trào – Tuyên Quang. Hai nhà cách nhau 500 mét, mẹ cô ấy cùng quê Thái Bình và cũng mở hiệu bán thuốc lào. Mẹ tôi tỏ ý sau này sẽ hỏi cô ấy cho tôi. Mỗi lần đến nhà rủ cô ấy đi học, bà mẹ cô vui vẻ niềm nở, quý tôi hơn bất cứ người nào. Hai gia đình được coi là “ môn đăng hộ đối ”, hai đứa chúng tôi tới trường, dọc đường chuyện không bao giờ chán. Xa nhau một ngày thấy nhớ nhau da diết. Dưới con mắt của tôi, cô ấy là một người lộng lẫy đẹp nhất Tuyên Quang. Cô ấy cũng thấy tôi là chàng trai vùng biển khỏe mạnh, hoạt bát, hồn nhiên. Tuy chưa bao giờ hai đứa nói “yêu nhau” nhưng vẫn hiểu nhau như vậy vì hai gia đình đã gắn kết cho hai đứa chúng tôi.
Năm 1951 tôi được đi Trung Quốc học ở Nam Ninh Dục Tài Học Hiệu. Niềm vui buồn xáo trộn trong tôi, vì xa cô ấy, xa mối tình đầu chúng tôi đang ấp ủ, sao bỏ nhau được. Tôi nói với cô ấy : “ Anh được đi học nước ngoài, mấy năm anh lại về, cố chờ anh nhé !..”
Như có linh cảm, cô ấy khóc hoài, không nói điều gì, còn tôi thì cố giữ cho khỏi rơi nước mắt…
Tháng 6/1951, tôi đến Tâm Hư (Quảng Tây – Trung Quốc), chúng tôi được chỉnh huấn và học văn hóa ngay. Tháng 6/1952 trên bảy chục anh em chúng tôi về nước phục vụ, chúng tôi tình nguyện về vùng địch hậu Liên khu 3 công tác.
Biết tin tôi về nước, mẹ tôi vui khôn xiết định xin cho tôi ở lại Tuyên Quang rồi cưới vợ cho tôi…Tôi bối rối không biết nói với mẹ thế nào. Bọn chúng tôi đã tình nguyện về địch hậu nhận nhiệm vụ, nay lại thoái thác sao được. Tôi nói với mẹ về nguyện vọng của mình, mẹ tôi không biết nói gì…
Ở Tuyên Quang một tuần, tôi vẫn đến thăm cô ấy. Ngày cuối cùng trước khi lên đường tôi hẹn cô ấy ra bờ sông Lô để nói chuyện. Bối rối, bịn rịn, ngập ngừng không sao nói được. nhưng rồi tôi cũng đành nói ra ý định của mình:”” Anh về vùng địch hậu công tác. Thanh niên thời loạn mà, để anh đi em nhé !. Cuộc kháng chiến kéo dài bao lâu nữa, sống chết ra sao ai biết được. Em là con gái có thì, chờ nhau biết đến bao giờ ?.”.. Không nói câu nào, cô gục đầu vào tôi, mái tóc xõa trên vai hai đứa, cô khóc nức nở, không biết nói với nhau thế nào… Hôm tôi lên đường, cô ấy không đi tiễn tôi...
Bọn chúng tôi cùng về vùng địch hậu Nam Định nhận công tác.
Tháng 7/1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, hòa bình lập lại trên miền Bắc nước ta. Tôi vui sướng tràn ngập nước mắt, hy vọng mối tình đầu của hai chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn. Tháng 9/1954 mẹ tôi về quê Thái Bình, tôi mong hạnh phúc của chúng tôi sẽ được kết nối bền vững… Nhưng mẹ tôi cho biết cô ấy đã lấy chồng cách đây 4 tháng vì nó chờ đợi tôi mãi nhưng vẫn bặt tin. Cô ấy lấy chồng bộ đội quê ở Hải Dương. Trước ngày tổ chức nó còn đến thu dọn nhà cửa cho mẹ, mẹ thương nó lắm !
 Thế là “Ván đã dóng thuyền”. tôi sững sờ hối tiếc, nếu chiến tranh kết thúc sớm hơn hai chúng tôi đâu đến nỗi. Biết cô ấy lấy chồng bộ đội, tôi cũng mừng cho cô đời không khổ.
 Mẹ tôi bảo : Âu cũng là cái số. Hòa bình rồi, con cũng tìm nơi chốn cho yên bề gia thất. Ở làng ta còn nhiều đứa nết na hiếu thảo, lấy đâu cũng được. Thế là cả nhà bàn tìm cho tôi một cô gái dược mọi người ưng ý. Vừa tìm hiểu và tổ chức vẻn vẹn chỉ có một tuần.
Năm 1958 tôi nghe tin chồng cô ấy đã có vợ trước. Cô bị người vợ cả đánh ghen đuổi đi, may được một người quen đưa về Hà Nội sống trong một căn nhà chật hẹp. Năm 1960, cô bị bênh tai biến, liệt nửa người. Vào một chiều mùa đông, hoàng hôn buông xuống, tôi tới thăm cô. Bước vào căn phòng lạnh lẽo, tôi ứa nước mắt nhìn cô và nói: “ Anh đến thăm em đây ! ” Nghe giọng nói quen thuộc, cô ngước mắt nhìn tôi rồi quay mặt vào trong. Tôi nắm chặt bàn tay lanh ngắt đưa lên má, run run không nói thành lời : “ Em tha tội cho anh, vì dại dột tình yêu nên đến nông nỗi này”  Chia tay nhau, tôi loạng choạng ra khỏi cửa bước đi không vững.
Năm 1962 nghe tin cô đã mất, tôi hỏi thăm nhưng không biết mộ cô ở đâu để đến thắp cho cô nén hương vĩnh biệt về cuộc đời cay đắng trong đó có phần tội lỗi của tôi.
Năm 70 tuổi, tôi có kể cho bà xã tôi nghe. Bà dưng dưng nước mắt, nét mặt buồn hiện trên đôi má đã nhăn vì thời gian trôi nhanh quá, Vợ tôi nói “ Tội nghiệp cho cô ấy, kiếp người con gái, không có chiến tranh thì đâu đến nỗi. Ông với tôi nếu kháng chiến kéo dài vài năm nữa cũng chẳng lấy được nhau. Ôi ! Cũng là số phận , kiếp sau ông phải về với cô ấy ..”
 Kiếp sau ư ? Liệu có kiếp sau không hay chỉ là lời an ủi cho một kiếp người
Năm nay tôi 86 tuổi, mỗi khi nhớ lại mối tình xưa tôi vẫn thấy như ngày nào hai đứa chúng tôi cắp sách dến trường, trò chuyện râm ran không bao giờ chán. Tình yêu hai đứa hồn nhiên, trong sáng từ cái thưở  “ Ban đầu lưu luyến ấy ”
                            Thái Bình, tháng 9 năm 2013






Mời các bạn xem 3 bài tiếp theo ở tệp sau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét