Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Hồi kì dạy hoc miền núi sau giải phóng

                                                                      Ngày 30 tháng 8 năm 2016
                                                                     Các bạn và các cháu thân mến !
                                          ( nhờ các cháu chuyển đến bố mẹ, ông bà Khu học xá)
              
    
  Giữa cuộc kháng chiến chống Pháp, cuối năm 1952,hơn 100 bạn khóa SP đặc biệt KHX đã được điều động về nước để kịp thời khôi phục giáo dục trong vùng địch tạm chiếm và miền núi cao mới giải phóng, Vừa rồi các bạn , các cháu đã đọc 6 bài viết về thời kì này. Nhân dịp kỉ niệm 71 năm  CÁCH MANG THÁNG TÁM và QUỐC KHÁNH 2/9. HOA ĐÀU MÙA xin giới thiệu các bài của đợt này của chuyên đề ây

1/ Những kỉ niệm không quên ( Nguyễn Hữu Điện )
2/ Hòa Bình không quên ( Phạm Gia Tuán )
3/ Bước vào đời ( Nguyễn Mạnh Tién )
4/ Tính cách người học sinh khóa Đăc biệt ( Trương Quang Quật )
5/ Để nhớ ( Trịnh Khắc Sùng )
6/ Ki niệm sâu săc trong sự nghiệp trồng người ( Vũ Trọng Nhậm )
Mời các bạn xem các bài trên trong các tệp dưới đây và tìm đọc thêm trên  trang facebook  (facebook.com/groups/khoaspdbkhuhocxa1952
             Đợt tiếp sau xin mời đọc tiếp nhiều bài khác về hoàn cảnh này
.
                                                                                                             Ban biên tâp- Trần Ích


                       NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG QUÊN
                                                                                                      Nguyễn Hữu Điện
Khóa SP đặc biệt 1952 của chúng ta ra trường đến nay đã 61 năm chúng ta đã xấp xỉ hoặc trên 80 tuổi cả rồi. Ở tuổi này “quên quên nhớ nhớ “ là chuyện thường tình. Vậy mà có một số việc xảy ra khá lâu, rất lâu tôi vẫn còn nhớ và không bao giờ quên. Tôi xin ghi lại đôi điều đáng nhớ ấy.
 
                          1- “Bây giờ chúng em mới biết các anh”
Đây là câu nói của một bạn nữ trong buổi tiễn đưa phân đoàn đặc biệt về nước phục vụ (7/1952). Một câu nói đã theo sát trong tôi từ đó đến nay. Tại sao bạn ấy lại nói như vậy? Thưa rằng, cái thưở ban đầu (1952) ấy, khóa ta có 4 lớp 7. Lớp 7A gồm các bạn nữ và một số bạn nam ít tuổi. Anh, em vẫn gọi vui là lớp “ đàn bà, con trẻ ”. Ba lớp còn lại toàn là nam sinh và tôi hồi ấy học lớp 7C. Tôi nhớ là hồi ấy chúng ta ít có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhau, nhất là lớp có các bạn nữ. Mặc dù là cùng khóa, song có mặt tại buổi tiễn đưa, có bạn gái đã xúc động mà phát ngôn như vậy.
Ngày lên xe về nước rất vui. Các thầy cô và các bạn nhộn nhịp, đứng kín cả sân đình. Là cuộc chia tay giữa những người ở lại  “hậu phương” với những người đi ra “tiền  tuyến” nhưng không hề ủy mị, bi lụy như những cuộc chia tay thông thường… Mọi người vây quanh xe, bắt chặt tay  nhau như không muốn rời xa… và chúc nhau may mắn, mạnh khỏe, cùng làm tốt mọi nhiệm vụ… Trong không khí ấy, bỗng bật lên câu nói của một bạn nữ “Bây giờ chúng em mới biết các anh…”. Thế là tất cả như rung lên, reo lên… hồ hởi…tiễn xe chuyển bánh.
Lúc ấy, tôi chưa kịp biết bạn nào nói lên câu ấy, mà chỉ nghĩ nhanh rằng đây là tiếng nói chung của tất cả các bạn. Tôi thầm hiểu ý của bạn đó là : Chị em chúng tôi đã nhìn các anh khác trước nhiều, không cho các anh là cánh con trai nghịch ngợm, hay trêu chọc chị em… Các anh thực đáng mặt “nam nhi” , không ham cuộc sống yên bình sung sướng, không “tham sinh – úy tử” , không sợ gian nguy, dám xông vào bom đạn, làm công việc vẻ vang trồng người cho K.C trường kỳ gian khổ. Các anh đã chững chạc bước vào đời … thật đáng trân trọng. Nghe bạn nói,  tôi thật xúc động. Tôi tự xác định phải làm việc thật tốt để xứng đáng với sự quý yêu tin cậy, của các bạn gái ấy, cũng như của tất cả KHX thân yêu. 61 năm đã trôi qua, nay đã vào tuổi 80, câu nói đó vẫn luôn theo sát bên tôi,  là nguồn  sức mạnh cổ vũ tôi mọi lúc mọi nơi, trong đời thường cũng như trong chiến đấu, trong lúc còn công tác cũng như khi về hưu. Tôi tự nhủ: đến cuối đời mình vẫn sống xứng đáng không để anh chị em phải thất vọng hoặc xấu hổ về mình, vẫn trân trọng lời nói năm xưa, coi là lời chung của KHX mà sau này tôi mới biết bạn Nghĩa là người phát ngôn.
                    2- Gian khổ đạn bom không làm nhụt ý chí, tinh thần học tập của các em
Tiếp theo, tôi xin ghi lại đôi nét về học sinh ta vượt gian khổ học tập trong thời gian kháng chiến. Về nước, tôi được phân công với 3 bạn khác về Nam Định. Ty giáo dục cử tôi về dạy ở xã Văn Phú huyện Ý Yên.
Văn Phú nằm trong vùng du kích bắc Ý Yên: Cách 3 km về phía đông bắc có bốt An Lão (huyện Bình Lục - Hà Nam)., hơn 4km về phía nam là bốt Kinh Thanh . Từ bốt trên đỉnh núi An Lão, địch quan sát cả một vùng rộng lớn và bắn pháo về bốn xung quanh. Bọn Pháp thường càn quét các vùng.
Thêm nữa đây là vùng đồng chiêm của bắc Nam Định. Mùa nước, mỗi thôn như một ốc đảo, đi lại chỉ với chiếc thuyền nan. Mùa khô thì đường lầy lội  sụt lở … Cày cấy chỉ có một vụ chiêm, đời sống thật là khốn khó .
Khó khăn, gian khổ … là thế mà các em đi học rất đều, không có chuyện bỏ học nửa chừng .
Làm hiệu trưởng, tôi lại kiêm dậy lớp 4 . Năm học đầu tiên   (1952- 1953 ) , tôi dạy ở thôn Văn Minh . Năm sau về Tiên Bảng. Hàng ngày, đứng ở cửa lớp chờ đón các em từ các thôn bơi thuyền về học mà lòng xốn xang, vui sướng .Còn về việc đối phó với địch thì gian nan hết sức. Ở lớp, thầy trò phải đào hầm hố tránh máy bay , bom pháo ,..Ở nhà, những học sinh lớn là đội viên du kích, hợp sức với các thầy đào hầm bí mật và cùng du kích chống càn.
Nhiều lần đang giờ học, máy bay chúng đến ném bom, bắn phá . Những chiếc “Hen cát “ đen chũi gầm rú. Vậy mà cả thầy và trò không hề khiếp sợ. Có lần chúng đến rải bom từ đầu làng đến cuối làng, có quả nổ sát bên trường học. Nhưng rất may là thầy trò không ai bị thương vong. Nó bắn phá xong, học sinh bơi thuyền tản về nhà, vui vẻ hồn nhiên như không có chuyện gì xảy ra .
Cũng như các trường bạn trong vùng , chúng tôi thường thay đổi giờ giấc học tập, để đánh lạc hướng kẻ địch. Khi thì học buổi sáng lúc thì học ban chiều. Có tuần học buổi tối, tuần sau lại học từ nửa đêm đến lúc rạng đông. Chuyện thay đổi giờ giấc này thường diễn ra liền liền mấy tháng trời, thầy trò đều mệt, nhiều em phải chống chọi với ngủ gà ngủ gật trên lớp .
Bây giờ nghĩ lại càng thấy lúc ấy các em có “nghị lực thật phi thường”. và tự thấy lúc ấy mình còn có những điểm không bằng các em  (Vì rằng thầy ở nhà dân gần trường, còn các em - trừ các em ở trong thôn đặt lớp - phần lớn ở xa trường, đi lại đêm hôm – thuyền bè bì bõm bơi lội, dầu đèn lù mù  bao nỗi khó khăn phức tạp). Lại nữa, nhiều em trong hoàn cảnh túng thiếu ăn không đủ no, mặc không đủ ấm  . Vậy mà 2 năm học 1952 -1954 trong vùng địch hậu ấy, các em vẫn đều đặn, đông đủ đến trường. Một nét đặc biệt xin nói thêm là: tuy khó khăn gian khổ  nhưng thầy trò vẫn vui như tết.  Tiếng hát hò vang lên hàng ngày ở lớp tôi dạy cũng như ở các lớp khác trong trường. Ngoài ra thầy trò chúng tôi  còn tham gia những liên hoan nhỏ của thanh niên dân quân du kích  ở các xóm thôn .
Tiếng hát câu hò thời ấy quả là có sức mạnh đánh bạt đạn bom, làm tăng khí phách của những người dân và học sinh trong học tập – sản xuất và chiến đấu
*   *   *
Những chuyện tôi ôn lại trên đây đã qua đi lâu rồi, đã 5-6 thập kỷ. Các trò bé nhỏ thân yên của tôi thời ấy, nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm” .
Điều vinh dự lớn nhất là đại đa số các em đã trưởng thành, có mặt trong các lĩnh vực công tác, sản xuất , chiến đấu, góp phần làm giàu đẹp, rạng rỡ cho Gia đình - Quê hương - Đất nước.
Nghĩ tới các em, tôi lại rộn lên niềm vui khó tả . Chúc mừng các em và rất tự hào về chúng ta đã có lớp lớp con em như thế.
Tôi và các bạn được ra trường trong thời kỳ đặc biệt ấy, lại đều có niềm vui chung đặc biệt về lớp trò nhỏ do ta đào tạo. Ôn lại thời kỳ qua, chúng ta cùng nhau chia sẻ niềm vui, để niềm vui lớn lên gấp bội. Mong các bạn và gia đình hạnh phúc, để những ngày cuối đời vẫn là những ngày đáng sống. “Sống vui, sống khỏe và sống có ích “ luôn theo sát bên ta.








TÍNH CÁCH NGƯỜI HOC SINH

             KHÓA ĐẶC BIỆT

Nhà giáo Trương Quang Quật

Nhân dịp kỉ niêm 50 năm thành lập Khu Học Xá Nam  Ninh và 50 năm ngày khóa sư phạm đàu tiên ra trường xin       phép ôn lại cuôc sống bản thân đãthân đã phát huy tinh phát huy tinh





























Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Hồi kí dạy học trong địch hậu

                                        Ngày 13  tháng 8 năm 2016

Các bn và các cháu thân mến !
                                     
               Gia cuc kháng chiến chống Pháp, cui năm 1952,hơn 100 bn khóa SP đc bit KHX đã được điu động v nước  đ kp thi khi phc giáo dc ngay trong vùng đch tm chiếm,Va ri các bn , các cháu đã đọc 5  bài viết v thi kì này. Nay  HOA ĐÀU MÙA xin gii thiu tiếp các bài ca đt này của schuyên đề ây

         1/ Trên dường đi nhận nhim v ( Nguyn Luong Thc )

          2/ Trên dường hành hương ( Ngô Thế Thach )

         3/ Dạy hoc trong vùng dịch hâu huyện Tiên Lãng ( Đoàn Đinh Tỉnh )

         4/ Bài hoc lớn đầu tiên ( Bùi Thị Phúc )

         5/ Những học trò của tôi ( Nguyễn Trung Chính )

        6/ Buổi mít tinh ki niệm sâu săc trong đời tôi ( Nguyễn Giang Tiến )
      Mi các bn xem các tp bài dưới đây và tìm đc thêm trên  trang Facebook. https://www.facebook.com/groups/KHOASPDACBIETKHUHOCXA1952/
  . Đợt  tiếp sau s còn nhiu bài khác v hoàn cnh này
.     2/ Mt ln na , xin báo thêm : L k nim 65 năm Khu Hc Xá  s t chc  vào sáng ch nhât 2/10/2016. Vy các bn và các cháu chun b giúp đ ông  bà v d
                                                          Ban biên tâp- Trn Ich











            
                BUỔI MÍT TINH KỈ NIỆM SÂU SẮC TRONG ĐỜI TÔI



                                                                                                                              Nguyễn Thị Giang Tiến
        
Mùa đông cuối năm 1953 tôi phụ trách một lớp huấn luyện đào tạo giáo viên vỡ lòng cho các huyện Yên Thế và Lạng Giang. Lớp khá đông gần 100 người. Ty giáo dục cử mấy cán bộ về giúp tôi tổ chức lớp xong đều rút về ty, còn tôi ở lại. Bình thường tôi và Minh Nguyệt hai đứa phụ trách chung việc huấn luyện đào tạọ, song lần này Nguyệt lại về huyện Hiệp Hoà, tổ chức lớp khác.
        Lớp bắt đầu khai giảng được ba, bốn hôm, một buổi tôi đang ngồi soạn bài thì thấy ông chủ tịch xã và một sĩ quan quân đội vào gặp. Tôi hơi bỡ ngỡ không biết có việc gì. Ông chủ tịch xã nói :” sắp tới là ngày sinh nhật Đảng (hồi đó sinh nhật Đảng là ngày 6 tháng giêng), xã phối hợp với đơn vị bộ đội và lớp huấn luyện của cô giáo để tổ chức mit tinh. Việc tổ chức làm sân khấu, đèn đóm do xã chịu trách nhiệm, còn việc kẻ khẩu hiệu do các đồng chí bên quân đội đảm nhiệm; riêng nội dung buổi mit tinh chúng tôi đề nghị cô giáo là người có trình độ, văn hay chữ tốt sẽ viêt bài diễn văn và đọc ở cuộc mít tinh.” Tôi choáng người, vì mới ra trường, chưa bao giờ viết diễn văn, lại lên nói ở cuộc mít tinh đông hàng nghìn người . Tôi đề nghị việc đó nhờ các đồng chí bên quân đội vì tôi chưa quen viết diễn văn và nói trước đông người. Đồng chí đại diện quân đội cho biết đơn vị vừa đi đánh trung du về nên các d/c đó rất bận và đang còn nhiều việc gấp để đi tiếp chiến trường Tây Bắc.Trước tình thế bất khả kháng ấy, tôi đành phải nhận việc. Trong hai ngày liên tiếp tôi lo mất ăn, mất ngủ để viết bài diễn văn với nội dung lịch sử ra đời của Đảng, những hoạt động của Đảng giành Độc lập cho Tổ quốc, lãnh đạo toàn dân chống giặc đói, giặc dốt, tiến hành cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành nhiều thắng lợi to lớn qua các chiến dịch Thu đông 1947, Biên giới 1950...giải phóng nhiều vùng địch tạm chiếm rộng lớn...Nhờ ơn Đảng đất nước đã có nhiều đổi thay., thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc phong kiến, đưa nước nhà trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ, tiếng tăm vang dội toàn cầu ...Viết xong khoảng 4 trang giấy đặc tôi học thuộc lòng và chép lại bài diễn văn với cỡ chữ thật to để lúc nói có gì vấp váp sẽ dễ dàng liếc được.
         Tối hôm mit tinh, trên bãi cỏ trước đình làng Đông Kênh (một xã ven rừng Yên Thế) cạnh dòng sông Thương, bên kia sông là huyện Lạng Giang, tôi bước lên bục diễn thuyết dưới ánh đèn măng xông sáng rực. Tôi liếc xuống bãi cỏ thấy đông nghịt người, một nửa bãi là dân trong xã, còn lại là bộ đội ngồi hàng ngũ chỉnh tề. Hôm đó dân kéo ra rất đông vì sau mít tinh có biểu diễn văn nghệ.... Chân bước run run, tim đập hơn trống làng, tôi đọc to bài diễn văn. Sau vài phút tôi bình tĩnh hơn nên nói dõng dạc (vì tôi đã học thuộc) không cần nhìn vào giấy. Dưới bãi mọi người ngồi nghe im phăng phắc, tôi vừa cảm động vừa hồi hộp. Đọc xong diễn văn tôi thấy mọi người vỗ tay rầm rầm, tôi sung sướng quá cùng mọi người hô to khẩu  hiệu Đảng LĐVN muôn năm, Chủ tich Hồ Chí Minh muôn năm. Bước khỏi bục sân khấu tôi tưởng sẽ ngất đi vì xúc động  
           Sáng sớm hôm sau lớp chúng tôi đều ra sông đánh răng, rửa mặt thì thấy đơn vị bộ đội cũng ùa ra sông rất đông. Tối qua mít tinh tôi lên đọc diễn văn trong bộ đồ thôn nữ, vấn khăn vuông, áo cánh bông nâu. Sáng nay tôi còn xoã tóc mới quá vai lại mặc áo veste đỏ xẫm . Các anh bộ đội ùa đến bên,  kêu to: “ Ôi cô giáo đây rồi, cô giáo trẻ quá! Hôm qua dưới ánh đèn tưởng cô gíáo người lớn hơn nhiều nhưng cô giáo nói hay lắm, tốt lắm” . Tôi bẽn lẽn trả lời: “Tôi cũng vừa mới ra trường còn non nớt lắm, chắc còn thiếu sót nhiều ”...
       Sau tôi được biết đơn vị  bộ đội đó thuộc Đaị đoàn 308 vừa đi đánh trung du nhằm làm lạc hướng địch. Các đồng chí về đây nghỉ vài ngày rồi lên Tây Bắc bổ sung cho chiến dịch Điện Biên. Trong chiến dịch một số đồng chí vẫn viết thư về kể những trận đánh cho tôi nghe. Điểm lại, đó thật là buổi mít tinh mà suốt đời tôi không quên !
  
                      Ghi chú : Nửa tháng sau mời cac ban xemtiếp chuyên đè này