Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Giới thiệu khái quát về Khu Học Xá TU




           ĐÔI NÉT VỀ KHU HỌC XÁ TRUNG ƯƠNG
PGs.Ts. Phạm Đạo,
Trưởng Ban liên lạc KHX TW
           
PGS.TS Pham Đạo - người bên phải

          Cách đây 65 năm khi mà cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp đã bước sang một giai đoạn mới, với tầm nhìn chiến lược Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân bàn bạc với Chủ tịch Mao Trạch Đông trực tiếp chỉ đạo Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc thành lập một cơ sở đào tạo cán bộ để phục vụ cho cuộc kháng chiến trước mắt và chuẩn bị lực lượng cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước sau khi kết thúc chiến tranh. Cơ sở đào tạo ấy đặt tại Trung Quốc do Chính phủ và nhân dân Trung Quốc tài trợ về cơ sở vật chất cũng như cung cấp hậu cần còn phía Việt Nam chịu trách nhiệm giảng dạy. Cơ sở đào tạo ấy chính là Khu học xá (KHX) Trung ương - các bạn Trung Quốc gọi là “Quảng Tây Nam Ninh Dục tài học hiệu” được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ban đầu Khu học xá đóng tại làng Tâm Hư, cách thành phố Nam Ninh trên 10 km, đến đầu năm 1954 chuyển về cơ sở mới cách Nam Ninh khoảng 4 km. Đây là một sơ sở đào tạo hiện đại nhất lúc bấy giờ.
            Khu học xá là một trung tâm đào tạo liên trường, gồm các trường sau:
            - Trường Sư phạm sơ cấp (bao gồm khoá sư phạm đặc biệt)
            - Trường Sư phạm Trung cấp khoa học xã hội.
            - Trường Sư phạm Trung cấp Khoa học tự nhiên
            - Trường Trung Văn: đào tạo cán bộ phiên dịch và giáo viên dạy tiếng Hoa
            - Trường Khoa học cơ bản (dự bị đại học)
            - Trường cấp một thực hành cho các giáo sinh.
            Sau đó Trường Thiếu nhi Việt Nam từ Quế Lâm chuyển về (hệ thống trường phổ thông có cả ba cấp I, II và III)
            Giams đốc đầu tiên của Khu học xá là ông Võ Thuần Nho, nguyên Bí thư Liên khu  uỷ Khu Ba, sau khi về nước giữ chức Thứ trưởng bộ giáo dục.
            Sau gần 8 năm tồn tại (1951-1958), Khu học xá đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 4.000 cán bộ giáo viên, phiên dịch viên và trên 3.000 học sinh, sinh viên từ các lớp phổ thông cấp I, II, III đến các lớp Khoa học cơ bản (Dự bị đại học).
            Khu học xá đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, có kiến thức vững vàng, có lẽ sống trong sáng. Luôn luôn sáng tạo trong công tác. Trước hết họ đều trở thành những công dân tốt của chế độ mới. Rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nổi tiếng. Nhiều người trở thành nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ có tên tuổi. Không ít người được phong danh hiệu cao quý “ Nhà giáo nhân dân”, “Nghệ sỹ nhân dân”. Hàng chục người được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” và “Anh hùng Lao động” qua các thời kỳ. Nhiều người giữ các trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Uỷ viên Bộ chính trị, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng. Ví dụ: Nguyễn Đình Tứ, Vũ Khoan, Vũ Mão, Phạm Quốc Anh, Chu Hảo v. v. ...
                                                Hà Nội 08/03/2016

Phụ lục

                                       MẤY ĐIỀU CẦN BIẾT
                                  Về Khu học xá Trung ương
Quyết định thành lập                  1 tháng 10 năm 1951
Kết thúc nhiệm vụ                       Hè 1958
Trường Khoa học cơ bản  [1]                    1 khóa                    1951-1953    108 sinh viên
Trường Sư phạm cao cấp  2                       2 khóa            1951- 53        27 sinh viên
                                                                                    1954 - 56       80 sinh viên

Trường Sư phạm  Trung cấp        4 khóa                    1951-56        700 giáo sinh
                                                  Trong đó   Khoa học tự nhiên hơn 300
                                                                   Khoa học xã hội gần 400

Trường Sư Phạm sơ cấp :                      Khóa đặc biệt         1952             120 giáo sinh
                                                  4 khóa từ 1953-56                       1400 giáo sinh
Trường Hoa ngữ
                    Hệ giáo viên           3 khóa                              1952-56        280 giáo sinh
                    Hệ phiên dịch         3 khóa                              1952-56        373 phiên dịch

Các trường phổ thông
          Từ 1951-58             Tổng số khoảng 3000 học sinh
                                        Trong đó gần 2000 học sinh miền Nam
          Từ 1951-53      có 4 lớp cấp I
          Từ 1954-56    Trường Thiếu nhi Việt Nam từ Quế Lâm chuyển về Khu học xá Trung ương tại Nam Ninh đổi tên thành các Trưòng phổ thông cấp I và Trường phổ thông cấp II-III
          Năm 1954     Cử 100 học sinh đi học tiếng Nga tại Matxcova và 60 học sinh đi học kĩ thuật tại Bắc Kinh

          Từ 1956-58  Có 4 trường phổ thông cấp I và 1 trường phổ thông cấp II-III

Cán bộ giảng dạy ở Khu học xá trung ương từ 1951-58 có 150 người
Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, phiên dịch, phụ trách thí nghiệm, thư viện, xưởng in, bệnh xá, hành chính, giáo vụ, căng tin khoảng gần 100 người. Ngoài ra không kể biên chế bảo vệ và phục vụ của các bạn Trung Quốc.
                                                                                                   
                                        Sao y bản chinh, trang 34 trong cuốn
                   NHỚ LẠI VÀ SUY NGHĨ KHU HỌC XÁ TRUNG ƯƠNG ( 1951-1958) 
                                                                    8/4/2016 - Trần Ích



Kỷ niệm 60 năm Khu học xá Trung ương (1951 – 2011)

CHIẾC NÔI ĐÀO TẠO HIỀN TÀI

Trịnh Tố Long (đăng trên Báo Người cao tuổi số 987, ngày 29/10/2011)

Từ tầm nhìn chiến lược toàn cục, Bác Hồ và Trung ương Đảng sớm đề ra quốc sách vừa Kháng chiến vừa kiến quốc. Chỉ bốn tháng sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, tháng 1-1950 Người qua Trung Quốc, Liên Xô mở mặt trận ngoại giao đề nghị chi viện quân sự... Cả hai vị Stalin và Mao Trạch Đông đều sẵn sàng nhận đào tạo cán bộ cho ta tại Mát-xcơ-va và Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc còn đồng ý xây dựng một cơ sở trường lớp quy mô lớn tại Quảng Tây, gần biên giới hai nước. Vì yêu cầu sớm bạn bố trí địa điểm tạm thời tại thôn Tâm Hư, cách thủ phủ Nam Ninh 10 km, đặt tên là “Quảng Tây Nam Ninh Dục tài học hiệu” (Trường đào tạo tài năng). Ta gọi Khu học xá Trung ương. Bạn xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp hậu cần. Ta chịu trách nhiệm giảng dạy, tổ chức “đầu vào” “đầu ra”.Trường thành lập từ ngày 1-10-1951.
      
Thực ra, tháng 8 trước đó, trợ lí của Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn là Hoàng Vĩ Nam và ông Nguyễn Văn Chiển đã được cử đi tiền trạm tìm địa điểm có mang theo thư của Bác Hồ gửi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Tây đề nghị chọn nơi dựng trường gần núi để lấy củi gần sông để có nước tắm giặt, có đất để tăng gia sản xuất. Song, Tâm Hư không đạt được yêu cầu nào, có thể đòi hỏi từ khâu chỉ đạo, tiếp tế và bảo vệ của bạn. Trường chỉ ở đây đến đầu năm 1954 đã chuyển về cơ sở mới cách Nam Ninh 4 cây số, nay là Trường Đại học Quảng Tây.

Bác Hồ thường trực tiếp chọn cử những cán bộ giúp việc gần gũi của Người vào những công việc mới quan trọng để nắm sát tình hình. Đồng chí Đặng Văn Cáp phục vụ Bác từ trước năm 1930 ở Thái Lan chuyên lo việc liên lạc giữa Đảng ta và Đảng bạn. Ông được biệt phái tham gia trong tổ tiền trạm, là một trong bốn cán bộ lãnh đạo khi thành lập Đảng ủy Khu học xá: Võ Thuần Nho, Nguyễn Văn Lưu và Trần Việt Phương (thư kí riêng của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng) cũng được bổ sung sang đây Thành phần Ban giám đốc Khu có Giảm đốc Võ Thuần Nho (còn gọi là Tổng hiệu trưởng) và ba trí thức nổi tiếng Nguyễn Xiển, Lê Văn Thiêm và Nguyễn Văn Chiến trực tiếp làm Trưởng ban di chuyển, tổ chức cho khoảng 2.000 người từ các vùng tự do, địch hậu, khu du kích và một số thư viện, đồ dùng dạy học không dễ chuyên chở qua rừng núi, đồn bốt địch.

Đến cuối năm 1951, về cơ bản đã tập kết đủ các trường sư phạm sơ - trung - cao cấp, trong nước đang đào tạo giáo viên theo chương trình cải cách giáo dục lần thứ nhất từ 12 năm rút xuống 9 năm. Bậc đại học có trường Khoa học cơ bản. Mở thêm trường cấp I cho con em người trong Khu, các lớp mâu giáo, nhà trẻ. Có thể nói, ở đây khá hoàn chỉnh một hệ thống giáo dục toàn diện, chất lượng cao cả lí thuyết và thực hành vào thời kì đó. Trong nước còn thường xuyên thay đổi, bổ sung những cán bộ chuyên môn để đào tạo toàn diện về vẽ như họa sĩ Nguyễn Khang, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nguyễn Thuyết  v..v...
60 năm đã trôi qua, thời gian đủ để nhìn lại, suy ngẫm thấy rõ có hay không những điểm sáng từ loại hình giáo dục và đào tạo ở Khu học xá ngót 8 năm mà trở thành chiếc nôi đào tạo một tầng lớp tri thức mới, cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh, là tinh hoa mang truyền thống dân tộc./.



[1],2 Ghi chú bổ sung : Năm 1956 ¸ các trường này về Hà nội đã là cơ sở để thành lập Trường Dại học bách khoa, Dại học tổng hợp va Dai hoc sư phạm, các giáo sư và sinh viên  của các trường này đều từ KHX cử sang để giảng dạy, Ngày nay các trường đều lấy ngày thành lập trường là tháng 10 /1951 - Nguyễn Thị Giang Tiến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét